Cuối
năm
2023
đến
nay,
tuy
đã
có
những
tín
hiệu
tích
cực
từ
các
thị
trường
lớn
như:
Trung
Quốc,
Nhật,
Hàn
Quốc,
Mỹ…
nhưng
các
dự
báo
đều
cho
thấy,
năm
2024
tiếp
tục
là
năm
khó
khăn
của
ngành
tôm.
Do
đó,
dù
kế
hoạch
đề
ra
về
diện
tích,
sản
lượng
của
vụ
tôm
nước
lợ
năm
2024
–
gần
như
tương
đương
với
năm
2023,
nhưng
để
hoàn
thành
chỉ
tiêu
kế
hoạch
trên,
rất
cần
sự
nỗ
lực
rất
lớn
của
toàn
ngành.
Chưa
hết
khó
Theo
báo
cáo
của
Cục
Thủy
sản
tại
Hội
nghị
triển
khai
nhiệm
vụ
phát
triển
ngành
tôm
năm
2024,
tuy
diện
tích
thả
nuôi
năm
2023
tương
đương
với
năm
2022
(khoảng
737.000
ha)
nhưng
sản
lượng
tôm
thu
hoạch
tăng
5,5%
so
năm
2022
khi
đạt
1,12
triệu
tấn.
Riêng
kim
ngạch
xuất
khẩu
chỉ
đạt
3,45
tỷ
USD,
giảm
19,8%
so
cùng
kỳ.
Đối
với
vụ
tôm
nước
lợ
năm
2024,
Cục
Thủy
sản
dự
báo,
ngành
tôm
chẳng
những
chưa
hết
khó,
mà
khả
năng
khó
khăn
sẽ
càng
chồng
chất
hơn
so
với
vụ
tôm
năm
2023.
Do
đó,
dù
chỉ
tiêu
kế
hoạch
về
diện
tích,
sản
lượng
của
vụ
tôm
nước
lợ
năm
2024
chỉ
tương
đương
với
năm
2023
nhưng
theo
nhận
định
của
Cục
Thủy
sản,
nhiệm
vụ
của
ngành
tôm
sẽ
rất
nặng
nề
nếu
muốn
đạt
được
mục
tiêu
kế
hoạch
trên.
Theo
đó,
Bộ
NN&PTNT
đã
đề
ra
các
nhiệm
vụ,
giải
pháp
về:
quản
lý
sản
xuất
giống
và
thức
ăn
thủy
sản;
về
quản
lý
nuôi
tôm
nước
lợ;
về
tổ
chức
sản
xuất…
Ông
Lê
Văn
Sử,
Phó
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Cà
Mau,
nhận
xét
thêm,
dù
sản
lượng
tôm
của
Cà
Mau
nói
riêng
và
cả
nước
nói
chung
đều
có
tăng
nhưng
mức
tăng
này
lại
không
mang
đến
niềm
vui
hay
ý
nghĩa
cho
cả
ngành
tôm.
Ông
Sử
phân
tích:
“Năm
nay,
sản
lượng
tôm
cũng
nhiều
nhưng
lợi
nhuận
của
người
nuôi
và
doanh
nghiệp
thì
rất
thấp,
thậm
chí
nhiều
người
nuôi
bị
thua
lỗ.
Điều
đó
cho
thấy,
tính
hiệu
quả
của
vụ
nuôi
lẫn
xuất
khẩu
tôm
năm
2023
là
không
cao.
Một
trong
những
nguyên
nhân
chính
là
giá
thành
tôm
nuôi
của
chúng
ta
quá
cao,
trong
khi
giá
trong
nước
lẫn
xuất
khẩu
năm
nay
đều
giảm
mạnh.
Ngay
cả
như
Cà
Mau
có
tỷ
lệ
diện
tích
nuôi
quảng
canh,
quảng
canh
cải
tiến,
tôm
–
lúa,
tôm
–
rừng
rất
lớn
nhưng
vẫn
chưa
thoát
khó”.
Đồng
tình
với
ông
Sử,
ông
Phạm
Văn
Thiều,
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Bạc
Liêu,
thẳng
thắn
nhìn
nhận
ngành
tôm
đang
ngày
càng
gặp
nhiều
trở
ngại.
Ông
Thiều
chia
sẻ:
“Con
tôm
là
chủ
lực
trong
phát
triển
nông
nghiệp
nói
riêng
và
kinh
tế
nói
chung
của
tỉnh
Bạc
Liêu
nhưng
do
người
nuôi
chưa
mạnh
dạn
thay
đổi
tư
duy
từ
sản
xuất
riêng
lẻ
sang
tư
duy
liên
kết,
nên
dù
hàng
năm
Bạc
Liêu
đóng
góp
20
–
21%
vào
tổng
sản
lượng
tôm
cả
nước,
tuy
nhiên,
người
nuôi
tôm
vẫn
còn
hết
sức
khó
khăn.
Trong
khi
đó,
các
thách
thức
đến
từ
môi
trường,
thời
tiết,
dịch
bệnh,
thị
trường…
đang
ngày
một
lớn
hơn,
tác
động
mạnh
mẽ
và
tiêu
cực
hơn
đến
mục
tiêu
phát
triển
bền
vững
của
ngành
tôm”.
Tìm
giải
pháp
thích
ứng
Tại
Hội
nghị
triển
khai
nhiệm
vụ
phát
triển
ngành
tôm
năm
2024,
lãnh
đạo
các
địa
phương
và
các
đơn
vị,
doanh
nghiệp
đã
có
nhiều
tham
luận,
trao
đổi,
đánh
giá
kết
quả
sản
xuất,
những
thuận
lợi,
khó
khăn,
thách
thức
của
hoạt
động
sản
xuất,
nuôi
tôm
nước
lợ
và
bàn
các
giải
pháp
thích
ứng
có
hiệu
quả
trong
tình
hình
mới.
Một
số
giải
pháp
được
đưa
ra
là:
Nâng
cao
chất
lượng
tôm
giống,
tôm
thương
phẩm;
bảo
vệ
môi
trường,
xây
dựng
các
vùng
nuôi,
cơ
sở
an
toàn
dịch
bệnh.
Nhất
là
cần
đẩy
mạnh
sự
liên
kết,
chế
biến
tôm
nhằm
giảm
giá
thành
sản
xuất.
Nhấn
mạnh
tầm
quan
trọng
của
công
tác
tổ
chức
sản
xuất,
ông
Sử
cho
biết,
Cà
Mau
đang
tập
trung
phát
triển
kinh
tế
hợp
tác
trong
lĩnh
vực
nuôi
tôm
để
giảm
dần
sản
xuất
nhỏ
lẻ,
manh
mún
nhằm
tạo
điều
kiện
đưa
khoa
học
–
kỹ
thuật
vào
nghề
nuôi
giúp
hạn
chế
rủi
ro,
tăng
tỷ
lệ
thành
công,
từng
bước
giảm
giá
thành
tôm
nuôi.
“Việc
giảm
giá
thành
tôm
nuôi
là
vấn
đề
lớn,
mà
theo
tôi
giải
pháp
trọng
tâm
hiện
nay
chính
là
công
tác
tổ
chức
lại
sản
xuất
theo
hướng
hợp
tác,
sau
đó
mới
tính
đến
chuyện
liên
kết
chuỗi,
bởi
nếu
còn
nhỏ
lẻ,
manh
mún
thì
chúng
ta
sẽ
không
tìm
được
lối
ra
cho
liên
kết
chuỗi
được”,
ông
Sử
chia
sẻ
thêm.
Còn
theo
ông
Phạm
Văn
Thiều:
“Chúng
ta
phải
cùng
hành
động,
chuyển
đổi
mạnh
mẽ
hơn
nữa,
nhất
là
về
tư
duy
sản
xuất,
để
góp
phần
tháo
gỡ
khó
khăn,
giải
quyết
dần
những
tồn
tại
của
ngành
tôm”.
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Phùng
Đức
Tiến
ghi
nhận
và
đánh
giá
cao
sự
nỗ
lực
vượt
qua
những
khó
khăn,
trở
ngại
để
hoàn
thành
các
mục
tiêu
sản
xuất
và
xuất
khẩu
tôm
nước
lợ
trong
năm
qua
của
các
địa
phương,
góp
phần
đưa
ngành
tôm
về
đích
an
toàn.
Đánh
giá
về
khó
khăn,
thách
thức
của
ngành
tôm,
Thứ
trưởng
cho
rằng
con
giống
tuy
chiếm
tỷ
lệ
không
cao
trong
giá
thành,
nhưng
một
khi
chất
lượng
con
giống
kém,
sẽ
làm
cho
giá
thành
tôm
nuôi
tăng
cao,
vì
tỷ
lệ
sống
thấp
và
phát
sinh
thêm
nhiều
chi
phí
khác.
Do
đó,
các
đơn
vị
chuyên
môn
cần
thanh
tra,
kiểm
tra
chặt
chẽ
hơn
nữa
để
đảm
bảo
con
giống
khi
đến
ao
nuôi
phải
là
con
giống
đạt
chất
lượng.
“Đề
nghị
Cục
Thủy
sản
tăng
cường
quản
lý
và
kiểm
soát
chất
lượng
giống
tôm;
tổ
chức
kiểm
tra,
đánh
giá,
chứng
nhận
đủ
điều
kiện
cho
cơ
sở
sản
xuất,
ương
dưỡng
giống
tôm,
cơ
sở
sản
xuất
thức
ăn,
sản
phẩm
xử
lý
cải
tạo
môi
trường
trong
nuôi
trồng
thủy
sản;
xử
lý
nghiêm
các
cơ
sở
không
tuân
thủ
quy
định.
Các
địa
phương
thực
hiện
tốt
công
tác
quản
lý
và
tổ
chức
kiểm
tra,
kiểm
soát
điều
kiện
cơ
sở
sản
xuất
và
chất
lượng
giống,
thức
ăn
thủy
sản,
sản
phẩm
xử
lý
môi
trường
nuôi
trồng
thủy
sản.
Đảm
bảo
nâng
cao
tỷ
lệ
nuôi
thành
công,
giảm
rủi
ro
và
giảm
chi
phí,
giá
thành
sản
xuất.
Chúng
ta
phải
kiên
quyết,
kiên
trì,
phải
làm
đến
nơi
đến
chốn
thì
mới
có
kết
quả
tốt”,
Thứ
trưởng
Phùng
Đức
Tiến
nhấn
mạnh.
ÔNG
PHÙNG
ĐỨC
TIẾN,
THỨ
TRƯỞNG
BỘ
NN&PTNT
Quan
tâm
nhiều
hơn
đến
tổ
chức
sản
xuất
Các
địa
phương
quan
tâm
nhiều
hơn
đến
tổ
chức
sản
xuất,
liên
kết
chuỗi
sản
xuất...
Đặc
biệt
là
các
ngành
và
địa
phương,
cần
quan
tâm
công
tác
quản
lý,
kiểm
tra
chất
lượng
nguồn
giống,
đảm
bảo
nguồn
giống
đến
ao
nuôi
phải
đạt
chất
lượng
cao
để
nâng
cao
tỷ
lệ
nuôi
thành
công,
giảm
rủi
ro
và
giảm
chi
phí,
giá
thành
sản
xuất.
Ngoài
ra,
các
địa
phương
cũng
cần
quan
tâm
đầu
tư
hoàn
thiện
hệ
thống
cơ
sở
hạ
tầng,
phục
vụ
phát
triển
vùng
nuôi,
logistics,
hướng
đến
sản
xuất
xanh,
ít
phát
thải
và
ứng
dụng
công
nghệ
số
trong
nuôi
trồng
thủy
sản.
ÔNG
VƯƠNG
QUỐC
NAM,
PHÓ
CHỦ
TỊCH
UBND
TỈNH
SÓC
TRĂNG
Kiểm
soát
được
nguồn
cung
con
giống
Vấn
đề
trước
mắt
là
làm
sao
kiểm
soát
được
nguồn
cung
con
giống
để
có
được
nguồn
giống
tốt
đến
tay
người
nuôi.
Giá
thành
tôm
nuôi
của
chúng
ta
cao
có
phần
rất
lớn
đến
từ
chất
lượng
con
giống,
nên
vấn
đề
này
cần
được
ưu
tiên
quan
tâm
nhiều
hơn.
Vấn
đề
thứ
hai
là
nguồn
vốn
tín
dụng
cho
người
nuôi
chuyển
đổi
mô
hình
và
vốn
đầu
tư
cho
cơ
sở
hạ
tầng.
>> Năm
2024,
ngành
tôm
Việt
Nam
đặt
mục
tiêu
diện
tích
nuôi
737.000
ha
(tôm
sú
622.000
ha,
tôm
thẻ
chân
trắng
115.000
ha).
Sản
lượng
1.065.000
tấn,
trong
đó
tôm
sú
300.000
tấn,
tôm
thẻ
chân
trắng
765.000
tấn.
Kim
ngạch
xuất
khẩu
4-4,3
tỷ
USD.
TSVN