Nuôi
tôm
là
thế
mạnh
của
các
huyện
vùng
hạ.
Tuy
nhiên,
đây
cũng
là
nghề
đối
diện
với
nhiều
rủi
ro,
bởi
ảnh
hưởng
của
thời
tiết,
môi
trường,
đặc
biệt
là
trong
mùa
mưa
như
hiện
nay.
Tôm
dễ
nhiễm
bệnh
Hiện
nay,
mùa
mưa
đã
bắt
đầu.
Với
diễn
biến
thời
tiết
sáng
nắng,
chiều
mưa
sẽ
tạo
điều
kiện
cho
bệnh
đỏ
thân
–
đốm
trắng
gây
hại
cho
tôm
phát
triển.
Do
đó,
người
nuôi
cần
thực
hiện
các
biện
pháp
tổng
hợp
tăng
cường
sức
đề
kháng
của
vật
nuôi
cũng
như
phòng,
chống
dịch
bệnh
xảy
ra
trên
tôm.
Theo
ông
Nguyễn
Văn
Đông,
ngụ
xã
Tân
Chánh,
huyện
Cần
Đước,
tỉnh
Long
An,
tình
hình
nắng,
mưa
bất
thường
làm
cho
nhiệt
độ
chênh
lệch
giữa
ngày
và
đêm
rất
cao,
đã
làm
biến
động
các
yếu
tố
môi
trường
ao
nuôi
nên
tạo
điều
kiện
cho
các
mầm
bệnh
xuất
hiện,
khiến
tôm
nuôi
bị
chết
hàng
loạt.
Hiện
ông
vô
cùng
lo
lắng
vì
chưa
có
biện
pháp
gì
để
khắc
phục,
các
khoản
vay
ngân
hàng
trước
vụ
thì
chưa
biết
có
đủ
tiền
để
trả
hay
không.
Bởi,
trước
mắt,
vụ
nuôi
này,
gia
đình
ông
thiệt
hại
hơn
1ha
và
lỗ
cả
trăm
triệu
đồng.

Người
dân
cần
chủ
động
phòng
bệnh
cho
tôm
trong
mùa
mưa
Tại
huyện
Cần
Đước,
từ
đầu
năm
2020
đến
nay,
việc
nuôi
tôm
của
nông
dân
gặp
nhiều
khó
khăn,
nhất
là
vào
thời
điểm
tháng
3,
4
khi
thời
tiết
nắng
nóng
gay
gắt,
nhiệt
độ
môi
trường
và
độ
mặn
trong
vuông
tăng
cao,
sau
đó
lại
xuất
hiện
những
cơn
mưa
lớn
chuyển
mùa
làm
biến
động
mạnh
các
thông
số
môi
trường
nước
trong
vuông
nuôi,
ảnh
hưởng
lớn
đến
quá
trình
phát
triển
của
tôm.
Tính
đến
nay,
toàn
huyện
có
khoảng
149ha
tôm
nhiễm
bệnh,
chủ
yếu
là
bệnh
đốm
trắng,
phân
trắng.
Giám
đốc
Trung
tâm
Dịch
vụ
Nông
nghiệp
huyện
Cần
Đước
–
Nguyễn
Thị
Cẩm
Vân
cho
biết:
Ngoài
điều
kiện
thời
tiết,
hiện
nay,
nguồn
nước
trên
các
trục
kênh
dẫn
nước
phục
vụ
nuôi
trồng
thủy
sản
bị
ô
nhiễm
do
nguồn
nước
từ
những
ao
tôm
nuôi
bị
bệnh
xả
ra
nhưng
lại
được
nhiều
hộ
tiếp
tục
lấy
đưa
vào
vuông
nuôi
tôm
khiến
nguồn
bệnh
lây
lan,
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại
ngày
càng
nhiều.
Để
giảm
mức
độ
rủi
ro,
nhiều
nông
dân
chủ
động
thu
hoạch
khi
tôm
vừa
đạt
kích
cỡ
thương
phẩm.
Còn
tại
huyện
Cần
Giuộc,
6
tháng
đầu
năm
2020,
nông
dân
thả
nuôi
1.200ha
tôm
và
đã
thu
hoạch
840ha,
năng
suất
bình
quân
2,5
tấn/ha,
sản
lượng
ước
đạt
2.100
tấn,
đạt
40,3%
kế
hoạch
và
bằng
65%
so
cùng
kỳ
năm
2019.
Tuy
nhiên,
theo
nhận
định
của
ngành
nông
nghiệp
địa
phương,
do
nắng
nóng,
độ
mặn
cao
làm
tôm
nuôi
chậm
lớn,
dễ
nhiễm
các
bệnh
về
gan
tụy,
đường
ruột,
đốm
trắng
gây
thiệt
hại
khoảng
138ha,
trong
đó,
diện
tích
thiệt
hại
30-70%
là
98ha.
Theo
Trưởng
phòng
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
huyện
Cần
Giuộc
–
Ngô
Bảo
Quốc,
nhiều
thời
điểm
trong
ngày
nắng
nóng
gay
gắt,
khi
xuất
hiện
mưa
đột
ngột
làm
thay
đổi
nhiệt
độ,
gây
sốc
tôm
nuôi,
nhất
là
những
ao
nuôi
có
tôm
dưới
1
tháng
tuổi,
làm
tôm
bị
sốc
môi
trường,
cong
thân,
đục
cơ.
Đồng
thời,
ao
nuôi
xuất
hiện
các
loại
tảo
độc
thuộc
ngành
tảo
mắt,
tảo
giáp
cùng
với
hến,
sứa
hộp,
san
hô,…
Tôm
dễ
mắc
các
bệnh
về
gan,
đường
ruột,
đặc
biệt
là
bệnh
phân
trắng.
Ðể
chủ
động
quản
lý
tốt
ao
nuôi
khi
có
mưa
xuất
hiện
và
hạn
chế
những
tác
động
xấu
biến
đổi
các
yếu
tố
môi
trường
ao
nuôi
sau
khi
mưa,
ngành
nông
nghiệp
khuyến
cáo
người
nuôi
tôm
cần
áp
dụng
các
biện
pháp
để
ổn
định
môi
trường
ao
nuôi
và
nâng
cao
sức
đề
kháng
cho
tôm
nuôi;
dự
trữ
các
vật
tư
cần
thiết
như:
Vôi,
khoáng,
YuccaC-ĐT,
Oxy
viên,
chế
phẩm
sinh
học,…
để
có
biện
pháp
xử
lý
môi
trường
kịp
thời
và
hiệu
quả.
Trước
khi
mưa,
nên
chủ
động
bón
vôi
khắp
bờ
ao,
kiểm
tra
các
yếu
tố
môi
trường
và
điều
chỉnh
hợp
lý.
Ngoài
ra,
khi
thấy
trời
có
dấu
hiệu
chuyển
mưa,
cần
giảm
30-50%
lượng
thức
ăn
hoặc
ngưng
cho
tôm
ăn
và
đến
khi
tạnh
mưa
mới
cho
ăn.
Cần
định
kỳ
sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
để
tăng
cường
vi
khuẩn
có
lợi
và
ổn
định
nguồn
nước
ao
nuôi.
Không
nên
xả
bớt
nước
mặt
khi
trời
có
mưa,
vì
đây
là
nguồn
nước
bổ
sung
để
giảm
độ
mặn
trong
ao
nuôi
sau
những
ngày
nắng
hạn
vừa
qua,
nhằm
kích
thích
tôm
lột
xác
và
phát
triển.
Thường
xuyên
theo
dõi
kết
quả
quan
trắc
Môi
trường
được
xem
là
yếu
tố
rất
quan
trọng
trong
nuôi
tôm.
Tại
các
huyện
vùng
hạ,
qua
kết
quả
quan
trắc
trong
tuần
qua,
phần
lớn
các
chỉ
tiêu
môi
trường
nước
phù
hợp
để
nuôi
tôm,
chỉ
có
chỉ
tiêu
NO2
cao,
chưa
phù
hợp
đối
với
sự
sinh
trưởng
và
phát
triển
của
tôm
nuôi.
Vì
vậy,
Chi
cục
Chăn
nuôi
–
Thú
y
và
Thủy
sản
khuyến
cáo
người
dân
nuôi
tôm:
Theo
dõi
diễn
biến
tình
hình
thời
tiết,
chất
lượng
môi
trường
nước
quan
trắc
trước
khi
thả
giống;
tại
điểm
quan
trắc
có
NO2
cao,
cần
sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
xử
lý
khí
độc
trong
ao;
tăng
cường
bổ
sung
vitamin,
khoáng,
giải
độc
gan
và
men
đường
ruột
vào
thức
ăn
để
tăng
sức
đề
kháng
cho
tôm
nuôi;
những
khu
vực
có
độ
mặn
cao,
khi
lấy
nước
vào
ao
cần
pha
loãng
làm
giảm
độ
mặn
bằng
nước
ngọt.

Ngoài
ra,
người
nuôi
tôm
cần
áp
dụng
các
biện
pháp
cải
tạo
ao
thật
tốt
và
phải
bảo
đảm
đủ
thời
gian
cách
ly
mầm
bệnh
(tối
thiểu
là
30
ngày).
Nhiều
người
nuôi
có
tâm
lý
muốn
thả
nuôi
sớm
để
bù
lại
phần
tôm
đã
bị
thiệt
hại
hoặc
tranh
thủ
tăng
vụ
khi
tôm
có
giá
cao
nên
không
bảo
đảm
thời
gian
cách
ly
mầm
bệnh.
Vì
vậy,
mầm
bệnh
luôn
tồn
lưu
trong
ao
làm
cho
dịch
bệnh
dễ
phát
sinh
gây
hại.
Đặc
biệt,
người
dân
nên
nuôi
tôm
với
mật
độ
phù
hợp:
Đối
với
tôm
sú,
nuôi
2
vụ/năm,
mật
độ
thả
từ
15-25
con/m2;
tôm
chân
trắng,
nuôi
2
vụ/năm,
mật
độ
thả
từ
60-80
con/m2;
đồng
thời
áp
dụng
tiến
bộ
kỹ
thuật,
công
nghệ
vào
quá
trình
nuôi
phù
hợp
với
điều
kiện
của
từng
vùng
như
nuôi
tôm
2
giai
đoạn,
sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
xử
lý
ao
nuôi,
dùng
máy
cho
ăn
tự
động,
sục
khí
ao
nuôi,…