Trong
tháng
tư
vừa
qua,
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
thủy
sản
của
Cà
Mau
đạt
khoảng
87
triệu
USD,
tăng
gần
11%
so
với
tháng
trước,
nâng
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
trong
bốn
tháng
đầu
năm
2016
là
khoảng
273
triệu
USD,
tăng
gần
3%
so
với
cùng
kỳ.
Cùng
với
thuận
lợi
về
xuất
khẩu,
người
nuôi
tôm
Cà
Mau
cũng
vui
mừng
khi
giá
tôm
nguyên
liệu
gần
đây
cải
thiện
theo
chiều
hướng
tích
cực,
bình
quân
tăng
từ
15.000
đến
20.000
đồng/kg.
Tuy
nhiên,
các
nhà
máy
chế
biến
tôm
phải
cử
người
đến
tận
hộ
dân
tìm
mua
mới
có
nguồn
nguyên
liệu.
Ông
Ngô
Thành
Lĩnh,
Tổng
Thư
ký
Hiệp
hội
Chế
biến
và
Xuất
khẩu
thuỷ
sản
Cà
Mau
(CASEP)
cho
biết,
với
khoảng
260.000
ha
nuôi
trồng
thủy
sản,
thời
điểm
các
năm
trước
khi
thời
tiết
ổn
định,
vào
những
tháng
đầu
năm,
nguồn
tôm
nguyên
liệu
trong
tỉnh
đáp
ứng
đủ
cho
các
nhà
máy
chế
biến
thuỷ
sản
xuất
khẩu
đến
tháng
7,
tháng
8.
Sau
thời
điểm
ấy,
một
số
doanh
nghiệp
mới
nhập
tôm
nguyên
liệu
từ
nước
ngoài.
Nhưng
hiện
tại,
nguồn
tôm
nguyên
liệu
chỉ
đáp
ứng
khoảng
42,1%
công
suất
thiết
kế
của
các
nhà
máy.
Nguyên
nhân
khiến
nguồn
tôm
nguyên
liệu
khan
hiếm,
theo
ông
Lĩnh
là
do
thời
tiết
nắng
nóng
kéo
dài,
bất
lợi
cho
sự
phát
triển
của
tôm
và
dễ
phát
sinh
dịch
bệnh.
Báo
cáo
tổng
hợp
từ
Sở
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
tỉnh
Cà
Mau
cũng
nêu
rõ,
nắng
nóng
làm
độ
mặn
nước
sông
tăng
cao,
làm
phát
sinh
dịch
bệnh,
khiến
4.898
ha
tôm
nuôi
trên
địa
bàn
bị
thiệt
hại.
Lo
ngại
dịch
bệnh
phát
sinh
nên
đến
cuối
tháng
tư
vừa
qua,
trong
số
hơn
9.700
ha
ao,
đầm
nuôi
tôm
công
nghiệp
toàn
tỉnh,
thì
nông
dân
mới
xuống
giống
thả
nuôi
khoảng
3.000
ha,
chưa
đầy
1/3
tổng
diện
tích
tôm
công
nghiệp.
Đây
là
con
số
thả
nuôi
thấp
nhất
trong
vòng
nhiều
năm
qua
tại
“vựa
tôm
sú”
lớn
nhất
vùng
ĐBSCL.
“Nắng
nóng,
độ
mặn
tăng
cao
còn
tiếp
diễn,
nên
sản
lượng
tôm
nuôi
ở
khu
vực
vùng
nội
đồng
của
Cà
Mau
sẽ
tiếp
tục
giảm
mạnh
trong
thời
gian
tới,
và
tình
trạng
khan
hiếm
tôm
nguyên
liệu
là
không
tránh
khỏi”
–
ông
Lĩnh
nói.
Để
hạn
chế
rủi
ro
không
đáng
có,
trong
điều
kiện
thời
tiết
đang
tiếp
tục
nắng
nóng,
độ
mặn
trong
nước
tăng
cao
và
chưa
có
nguồn
nước
pha
loãng,
ngành
chức
năng
Cà
Mau
khuyến
cáo
người
dân
chớ
nên
vội
vàng
xuống
giống.