Khó
khăn
chồng
chất
Họ
đứng
ngồi
không
yên
vì
từ
đầu
năm
đến
nay,
mỗi
lần
thả
tôm
xuống
thì
chẳng
bao
lâu
sau
là
phải
thả
thêm
lần
khác
do
tôm
cứ...
rủ
nhau
chết
sạch.
Bà
Lê
Thị
Mấy,
ấp
Kinh
18,
xã
Tân
Bằng,
huyện
Thới
Bình,
than:
“Lúa
năm
nay
trồng
xong
đến
thu
hoạch
thì
chỉ
gặt
được
có
vài
bao,
phần
lớn
là
lúa
lép.
Tôm
tép
thả
nhiêu
chết
nhiêu,
riết
rồi
không
còn
tiền,
phải
vay
mượn
tiền
mua
tôm
giống
thả
tiếp,
hy
vọng
gỡ
gạc
vốn
nhưng
đến
giờ
coi
như
mất
sạch”.
Là
người
nuôi
tôm,
trồng
lúa
lâu
năm,
bà
Lê
Thị
Mấy
cho
biết
nguyên
nhân
tôm
chết
là
do
độ
mặn
quá
cao,
nước
thì
không
thể
chủ
động
được
nên
dịch
bệnh
cứ
phát
sinh.
Bà
Mây
nói:
“Ngân
hàng
vào
đòi
nợ
hoài
nhưng
lấy
tiền
đâu
mà
trả.
Chỉ
mong
Nhà
nước
hỗ
trợ,
chứ
thật
tình
gia
đình
cũng
hết
cách”.
Người
nuôi
tôm
ở
các
địa
phương
khác
khó
khăn
một
nhưng
có
lẽ
dân
ở
các
xã
miệt
Biển
Bạch,
Tân
Bằng
của
huyện
Thới
Bình
thì
cái
khó
ấy
còn
tăng
gấp
mấy
lần.
Ông
Nguyễn
Văn
Hùng,
ấp
Thanh
Tùng,
xã
Biển
Bạch,
nói:
“Không
ở
đâu
khổ
bằng
dân
ở
ấp
này.
Nước
sinh
hoạt
không
có,
phải
bỏ
tiền
ra
đổi
nước
sạch
giá
cao,
thêm
vụ
tôm
chết
nữa,
cuộc
sống
càng
khốn
khó
vô
cùng.
Năm
nay
thả
tôm
2
lần
rồi,
lần
nào
cũng
chết
hết!”.
Bà
Triệu
Mỹ
Hoà,
Phó
Chủ
tịch
Hội
Nông
dân
xã
Tân
Bằng,
cho
biết:
“Tình
hình
sản
xuất
của
bà
con
gặp
khó
ngay
từ
đầu
vụ.
Năm
trước
bà
con
chủ
động
được
nước
nên
thả
giống
đạt
hơn.
Năm
nay,
dân
không
chủ
động
nguồn
nước,
độ
mặn
cao
nên
thả
tôm
không
hiệu
quả”.
Cũng
theo
bà
Hoà,
chắc
chắn
năm
nay
nuôi
tôm
không
hiệu
quả
so
với
năm
trước.
Thường
lệ
đến
thời
điểm
này
là
đánh
giá
được
sản
lượng
của
cả
năm,
bởi
chỉ
còn
vài
tháng
nữa
là
vụ
tôm
sẽ
kết
thúc
và
chuyển
sang
vụ
lúa.
Tôm
nuôi
chết
tiếp
tục
tăng
Theo
báo
cáo
của
Sở
NN&PTNT,
tính
đến
ngày
15/3,
diện
tích
nuôi
tôm
công
nghiệp
bị
bệnh
113,76
ha,
trong
đó
bệnh
đốm
trắng
11,94
ha;
hoại
tử
gan
tuỵ
84,65
ha
và
các
bệnh
khác
17,17
ha.
Ngành
chức
năng
đã
xử
lý
22,06
tấn
chlorine
trên
58,28
ha.
Riêng
tôm
nuôi
quảng
canh
có
3.372,52
ha
tôm
bị
bệnh,
mức
độ
thiệt
hại
khoảng
30-70%
năng
suất
tôm
nuôi,
chủ
yếu
xảy
ra
ở
các
huyện:
Cái
Nước,
Đầm
Dơi,
Thới
Bình...
Phó
Bí
thư
Huyện
uỷ
Thới
Bình
Lê
Bình
Nguyên
cho
biết,
nguyên
nhân
được
đánh
giá
là
do
mùa
khô
đến
sớm,
kết
hợp
với
nắng
nóng
làm
độ
mặn
tăng
cao
(độ
mặn
từ
34-38%o),
vượt
ngưỡng
thích
nghi
của
các
loài
thuỷ
sản.
Bên
cạnh
đó,
mực
nước
trong
vuông
tôm
không
đảm
bảo
yêu
cầu
kỹ
thuật
do
bờ
vuông
thấp,
nhỏ,
nguồn
nước
ngoài
kinh
rạch
cũng
cạn
kiệt,
chất
lượng
nước
không
đảm
bảo
yêu
cầu.
Theo
ông
Nguyên,
giải
pháp
trước
mắt,
huyện
Thới
Bình
áp
dụng
trong
điều
kiện
hiện
nay
là
tiếp
tục
quán
triệt,
triển
khai
tốt
các
văn
bản
chỉ
đạo
về
công
tác
phòng,
chống
hạn,
xâm
nhập
mặn
của
Trung
ương
và
của
tỉnh
với
tình
hình
thực
tế
của
địa
phương.
Bên
cạnh
đó,
chỉ
đạo
các
cơ
quan
chuyên
môn
thường
xuyên
cập
nhật
tình
hình,
xây
dựng
và
điều
chỉnh
kế
hoạch
sản
xuất,
chủ
động
việc
điều
chỉnh
lịch
thời
vụ
và
bố
trí
cây
trồng,
vật
nuôi
phù
hợp
để
thích
ứng
với
điều
kiện
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn.
Môi
trường
nuôi
ngày
càng
ô
nhiễm,
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
còn
xảy
ra
nhưng
chưa
có
giải
pháp
khắc
phục
triệt
để.
Bên
cạnh
đó,
một
số
hộ
nuôi
tôm
chưa
tuân
thủ
đúng
quy
trình
kỹ
thuật
và
lịch
thời
vụ
của
ngành
chuyên
môn
khuyến
cáo.
Chất
lượng
giống
và
vật
tư
đầu
vào
tuy
có
kiểm
soát
nhưng
chưa
chặt
chẽ,
còn
tình
trạng
con
giống
trôi
nổi,
thuốc
không
rõ
nguồn
gốc
được
bán
tràn
lan.
Để
khắc
phục
tình
trạng
trên,
Phòng
NN&PTNT
huyện
Phú
Tân
phối
hợp
với
cơ
quan
chuyên
môn
cấp
tỉnh
tăng
cường
công
tác
tập
huấn
hướng
dẫn
kỹ
thuật
cho
người
nuôi.
Tiếp
tục
phân
công
nhân
viên
kỹ
thuật
trực
tiếp
xuống
hộ
dân,
tổ
hợp
tác
để
tư
vấn
hỗ
trợ
nông
dân
trong
quá
trình
sản
xuất.
Kiểm
soát
chặt
chẽ
chất
lượng
tôm
giống,
vật
tư
đầu
vào.
Bên
cạnh
đó
cũng
điều
chỉnh
lịch
thời
vụ,
đồng
thời
khuyến
cáo
người
nuôi
tuân
thủ
đúng
theo
lịch
thời
vụ
và
quy
trình
kỹ
thuật,
không
nên
thả
giống
khi
nhiệt
độ
và
độ
mặn
quá
cao.
Phó
Giám
đốc
sở
NN&PTNT
tỉnh
Cà
Mau
Nguyễn
Văn
Tranh:
“Cần
hỗ
trợ
kịp
thời
đến
người
dân
nhưng
phải
đảm
bảo
công
bằng,
hiệu
quả”
Ảnh
hưởng
của
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn
đối
với
Cà
Mau
không
giống
các
tỉnh
khác
ở
ĐBSCL.
Hệ
thống
mặn
-
ngọt
của
tỉnh
rõ
ràng,
vùng
ngọt
đã
có
hệ
thống
bờ
bao,
khó
khăn
ở
đây
là
do
nguồn
mưa
ít,
mùa
mưa
kết
thúc
sớm,
lượng
nước
ngọt
dự
trữ
không
đủ
để
phục
vụ
sản
xuất.
Hơn
nữa,
vùng
mặn
thì
mực
nước
xuống
thấp,
độ
mặn
lên
cao,
nhiệt
độ
tăng
cao
dẫn
đến
điều
kiện
môi
trường
sinh
thái
bị
ảnh
hưởng.
Trước
tình
hình
trên,
thực
hiện
phương
án
ứng
phó
với
El
Nino,
xâm
nhập
mặn,
sở
đã
có
chỉ
đạo
cụ
thể.
Về
lĩnh
vực
nông
nghiệp,
sở
có
kế
hoạch
sản
xuất,
trồng
trọt
thích
ứng
với
điều
kiện
ảnh
hưởng
của
El
Nino,
đã
triển
khai
rồi.
Riêng
lĩnh
vực
thuỷ
sản,
mặc
dù
có
ảnh
hưởng
nhưng
chưa
gay
gắt.
Tuy
nhiên,
sở
cũng
chỉ
đạo
các
địa
phương
rà
soát,
đánh
giá
lại
ảnh
hưởng
của
nuôi
trồng
thuỷ
sản
để
có
giải
pháp
chỉ
đạo.
Cụ
thể,
sau
rà
soát,
đánh
giá
tình
hình
của
các
địa
phương,
chúng
tôi
sẽ
có
hướng
dẫn
lịch
thời
vụ
và
triển
khai
trong
vài
ngày
tới
để
các
địa
phương
căn
cứ
thực
hiện
tuỳ
theo
điều
kiện
của
địa
phương
mình.
Còn
liên
quan
đến
thiệt
hại
để
hỗ
trợ
như
thế
nào,
tỉnh
rất
quan
tâm,
chúng
tôi
thấy
đây
là
vấn
đề
khó
do
yêu
cầu
phải
làm
sao
cho
nhanh
để
hỗ
trợ
kịp
thời
đến
người
dân
nhưng
phải
đảm
bảo
công
bằng,
hiệu
quả.
Vấn
đề
này
chúng
tôi
đang
tích
cực
phối
hợp
với
các
ngành
chức
năng
có
liên
quan
khác
để
lập
kế
hoạch,
lên
phương
án
thực
hiện...
Ông
Đoàn
Văn
Chính,
Phó
phòng
NN&PTNT
huyện
Cái
nước:
"Người
dân
nên
tuân
thủ
tuyệt
đối
lịch
thời
vụ"
Tình
hình
thời
tiết
năm
nay
bất
lợi
ảnh
hưởng
đến
năng
suất
tôm
nuôi
trên
địa
bàn
huyện.
Số
giờ
nắng
trong
ngày
kéo
dài
(từ
9-10
tiếng),
mực
nước
trong
vuông
tôm
không
đảm
bảo,
nhiệt
độ
và
độ
mặn
tăng
cao
dẫn
đến
tôm
nuôi
không
lột
vỏ
được,
chậm
lớn
nên
thời
gian
thu
hoạch
lâu
hơn.
Đây
cũng
là
nguyên
nhân
tăng
nguy
cơ
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi.
Để
giảm
bớt
rủi
ro
trong
vụ
tôm
năm
nay,
chúng
tôi
khuyến
cáo
người
dân
nên
tuân
thủ
tuyệt
đối
lịch
thời
vụ.
Tuy
nhiên,
khi
độ
mặn
cao
hơn
30%o,
người
dân
không
nên
thả
nuôi
mà
chờ
độ
mặn
giảm,
điều
kiện
thời
tiết
phù
hợp
mới
xuống
giống.
Riêng
ngành
chức
năng,
ngoài
việc
phối
hợp
thông
tin
tuyên
truyền
về
lịch
thời
vụ
trên
các
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng,
chúng
tôi
cũng
cử
cán
bộ
chuyên
môn
trực
tiếp
xuống
địa
bàn
để
nắm
tình
hình,
hỗ
trợ
bà
con
kịp
thời.
Riêng
về
hệ
thống
thuỷ
lợi
phục
vụ
sản
xuất,
năm
nay
huyện
Cái
Nước
được
tỉnh
đầu
tư
6
công
trình,
huyện
đầu
tư
15
công
trình.
Phòng
NN&PTNT
đã
và
đang
triển
khai
thực
hiện
với
tinh
thần
rà
soát
lại
để
ưu
tiên
triển
khai
trước
những
công
trình
bức
xúc
nhất.
Về
lâu
dài,
chúng
tôi
chú
trọng
đến
đề
án
tái
cơ
cấu
ngành
nông
nghiệp,
chọn
đối
tượng
cây
trồng,
vật
nuôi
phù
hợp
với
điều
kiện
của
địa
bàn,
thích
ứng
với
tình
trạng
biến
đổi
khí
hậu.
Trong
đó,
khuyến
khích
phát
triển
mô
hình
nuôi
tôm
quảng
canh
cải
tiến,
bởi
qua
thực
tế
triển
khai
thì
mô
hình
này
phát
huy
hiệu
quả.
Mô
hình
này
không
đòi
hỏi
kỹ
thuật
quá
cao
như
nuôi
tôm
công
nghiệp,
người
nuôi
cũng
thường
xuyên
được
tập
huấn
và
đã
có
thể
tiếp
cận
được.
Bên
cạnh
đó,
chúng
tôi
cũng
kiến
nghị
các
ngành
chức
năng
cần
có
thông
tin
thường
xuyên,
cập
nhật
kịp
thời
các
báo
cáo
về
quan
trắc
môi
trường.
Đây
là
yếu
tố
quan
trọng
mà
thông
qua
đó
ngành
chức
năng
của
địa
phương
có
hướng
chỉ
đạo
kịp
thời,
phù
hợp
phục
vụ
sản
xuất.
Ông
Nguyễn
Chi
Lăng,
văn
phòng
thống
kê
UBND
xã
Tân
Hưng,
huyện
Cái
nước:
Sát
cánh
cùng
nông
dân
Tình
hình
sản
xuất
năm
nay
với
các
loại
hình
lúa
-
tôm,
tôm
nuôi
quảng
canh
cải
tiến
tương
đối
ổn
định,
sản
lượng
đạt
khoảng
1.000
tấn.
Tuy
nhiên,
do
thời
tiết
năm
nay
bất
lợi
nên
diện
tích
tôm
nuôi
công
nghiệp
của
người
dân
chỉ
xuống
giống
được
khoảng
1/3
trong
tổng
số
220
ha
diện
tích
tôm
công
nghiệp
của
xã.
Trong
đó,
nhiều
hộ
nuôi
tôm
công
nghiệp
bị
thiệt
hại
nên
thiếu
vốn
hoặc
không
còn
vốn
để
thả
nuôi.
Hiện
xã
đang
cho
điều
tra,
rà
soát
từng
hộ
xem
khó
khăn
ở
mặt
nào
để
có
hướng
chỉ
đạo
trên
tinh
thần
nghị
quyết
đề
ra
về
nhiệm
vụ
phát
triển
kinh
tế
-
xã
hội
của
xã.
Xã
cũng
tập
trung
phát
triển
mô
hình
nuôi
tôm
quảng
canh
cải
tiến
cũng
như
phối
hợp
với
các
ngành
chức
năng,
Phòng
NN&PTNT
của
huyện
tập
huấn
kỹ
thuật
cho
bà
con
để
có
thể
áp
dụng
phục
vụ
sản
xuất
hiệu
quả
hơn.
Ông
Nguyễn
Văn
Đô
và
ông
Lê
Văn
Minh,
ấp
Tân
Bửu,
xã
Tân
Hưng,
huyện
Cái
Nước:
"Nhờ
áp
dụng
kỹ
thuật
nên
vụ
nuôi
thành
công"
Ông
Nguyễn
Văn
Đô
cho
biết:
"Tôi
nuôi
tôm
quảng
canh
cải
tiến
từ
năm
2002,
gần
đây
kết
hợp
mô
hình
lúa
-
tôm.
Vừa
qua,
vụ
lúa
thất
bại
hoàn
toàn
nhưng
tôm
thì
thu
hoạch
tốt.
Nhờ
được
tham
gia
nhiều
lớp
tập
huấn
nên
vụ
vừa
rồi
tôi
phơi
vuông
và
xử
lý
vôi
hơn
một
tháng
cho
đất
khô
rồi
mới
lấy
nước
vào,
nhờ
thế
mà
vụ
tôm
vừa
rồi
đạt
khá
tốt,
không
bị
thiệt
hại".
Ông
Lê
Văn
Minh
cho
biết:
“Vụ
vừa
rồi,
mặc
dù
thời
tiết
không
thuận
lợi,
nhưng
nhờ
trước
đó
áp
dụng
kỹ
thuật
phơi
vuông
trước
khi
nuôi
nên
đã
hạn
chế
được
dịch
bệnh.
Vụ
rồi
1
ha
tôm
nuôi
quảng
canh
cải
tiến
của
tôi
cũng
thu
được
trên
30
triệu
đồng”.
Khánh
Duy
lược
ghi