Mô
hình
tôm
–
lúa
góp
phần
mang
lại
giá
trị
kinh
tế
bền
vững,
vừa
thân
thiện
với
môi
trường
thiên
nhiên.
Đây
cũng
là
một
trong
những
mô
hình
được
Trung
tâm
Khuyến
nông
Cà
Mau
chú
trọng
phát
triển,
nhằm
tạo
đột
phá,
nâng
cao
chất
lượng,
hiệu
quả
từ
con
tôm
–
cây
lúa.
Một
mô
hình
–
hai
lợi
ích
Theo
UBND
xã
Tân
Lộc
Bắc
(huyện
Thới
Bình,
tỉnh
Cà
Mau)
trước
đây,
người
dân
chủ
yếu
là
sản
xuất
lúa
2
vụ
theo
truyền
thống,
hiệu
quả
kinh
tế
không
cao.
Do
đó,
để
thích
ứng
với
điều
kiện
tự
nhiên,
biến
đổi
khí
hậu
và
phát
triển
kinh
tế
bền
vững,
địa
phương
đã
phối
hợp
với
các
cấp,
nhất
là
các
đơn
vị
khuyến
nông
của
tỉnh,
huyện
để
xây
dựng
mô
hình
chuyển
đổi
cơ
cấu
sản
xuất
từ
2
vụ
lúa/năm
sang
1
vụ
lúa,
1
vụ
tôm.
Đến
nay,
diện
tích
tôm
–
lúa
trên
địa
bàn
toàn
xã
chiếm
khoảng
2.000
ha,
chỉ
còn
lại
200
ha
chuyên
sản
xuất
lúa.
Từ
khi
chuyển
sang
mô
hình
1
vụ
lúa,
1
vụ
tôm,
đời
sống
kinh
tế
nông
dân
phát
triển
lên.
Điển
hình,
ông
Trần
Văn
Giới
(ấp
2,
xã
Tân
Lộc
Bắc,
huyện
Thới
Bình)
cho
biết:
“Trước
đây
kinh
tế
chủ
yếu
dựa
vào
2
vụ
lúa/năm,
năng
suất,
giá
lúa
thấp,
nhiều
năm
có
lãi
cao
cũng
chỉ
khoảng
từ
15
–
20
triệu
đồng/ha.
“Với
4
ha
đất
trồng
lúa
2
vụ/năm,
gia
đình
chỉ
thu
về
lợi
nhuận
khoảng
150
triệu
đồng/năm.
Tuy
nhiên,
từ
khi
chuyển
đổi
sang
1
vụ
lúa,
1
vụ
tôm,
mỗi
năm
gia
đình
thu
về
400
triệu
đồng”.
Khi
thu
hoạch
lúa
xong
sẽ
bắt
đầu
cải
tạo
ao
chuyển
sang
nuôi
tôm,
rơm
rạ
còn
sót
lại
trong
vụ
lúa
sẽ
làm
thức
ăn
cho
con
tôm,
vì
vậy
chi
phí
cho
tôm
nuôi
rất
thấp.
Ngược
lại,
các
chất
thải
tôm
sẽ
là
chất
dinh
dưỡng
cho
cây
lúa,
lúa
trồng
trong
môi
trường
này
cũng
ít
bị
sâu
bệnh,
nên
năng
suất
cao.
Tôm
nuôi
rất
ít
tốn
chi
phí
thức
ăn,
năng
suất
cao,
trung
bình
đạt
từ
350
–
500
kg/ha.
Lúa
trồng
trong
môi
trường
này
không
cần
sử
dụng
phân,
thuốc
hóa
học,
được
chứng
nhận
lúa
hữu
cơ,
từ
đó
nâng
cao
giá
trị
cây
lúa.
So
với
trồng
lúa
thông
thường,
trồng
lúa
trong
mô
hình
này
được
thương
lái
thu
mua
cao
hơn
từ
1.000
–
2.000
đồng/kg
lúa,
nhu
cầu
tiêu
thụ
rất
rộng.
Nhân
rộng
hiệu
quả
Cà
Mau
có
rất
nhiều
hình
thức
nuôi
tôm
khác
nhau
với
tổng
diện
tích
280.000
ha,
trong
đó
có
một
số
hình
thức
chính
như:
Mô
hình
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh,
thâm
canh
với
3.700
ha;
mô
hình
nuôi
tôm
–
rừng
100.000
ha
ở
biển
Đông
(tập
trung
ở
các
huyện
Đầm
Dơi,
Năm
Căn,
Ngọc
Hiển
và
huyện
Phú
Tân);
mô
hình
nuôi
tôm
–
lúa
với
với
diện
tích
khoảng
45.000
ha,
chủ
yếu
tập
trung
ở
vùng
bắc
Cà
Mau.
Còn
lại
là
mô
hình
nuôi
tôm
quảng
canh,
thâm
canh,
bán
thâm
canh,
thâm
canh
cải
tiến…
Theo
Phó
Giám
đốc
Trung
tâm
Khuyến
nông
Cà
Mau
Mã
Huy,
để
tạo
hướng
đi
bền
vững
cho
các
vùng
nuôi
tôm,
năm
2021,
Trung
tâm
đã
xây
dựng
kế
hoạch
phối
hợp
với
các
địa
phương
nhằm
đột
phá
nâng
cao
chất
lượng,
giá
trị
tôm
càng
xanh
nuôi
ghép
trong
ruộng
lúa.
Trung
tâm
Khuyến
nông
Cà
Mau
cũng
phối
hợp
với
các
tổ
chức,
cá
nhân,
doanh
nghiệp,
Phòng
NN&PTNT
các
huyện
xây
dựng
khung
lịch
thời
vụ,
cơ
cấu
giống
phù
hợp
cho
từng
điều
kiện
thời
tiết
qua
từng
năm.
Đồng
thời,
liên
kết
với
các
doanh
nghiệp
để
thực
hiện
các
quy
trình
sản
xuất
lúa
an
toàn,
chứng
nhận
hữu
cơ,
bao
tiêu
đầu
ra
cho
nông
dân.
Trong
những
năm
qua,
vụ
tôm
trong
vùng
lúa
tôm
của
nông
dân
đã
phát
huy
được
hiệu
quả.
Đặc
biệt
là
nhận
thức
của
nông
dân
đã
được
nâng
lên
từ
khâu
chọn
con
tôm
giống
đến
lịch
thời
vụ.
Từ
đó,
giúp
năng
suất
tôm
nuôi
không
ngừng
nâng
lên
từ
350
–
500
kg/ha”,
ông
Mã
Huy
chia
sẻ.
Đặc
biệt,
với
cách
làm
trên,
năm
2021,
nhiều
mô
hình
lúa
–
tôm
cho
năng
suất
lúa
tới
trên
7,5
tấn/ha,
lúa
chứng
nhận
hữu
cơ,
được
thương
lái
thu
mua
trên
10.000
đồng/kg.
>>
Ông
Mã
Huy,
Phó
Giám
đốc
Trung
tâm
Khuyến
nông
Cà
Mau
cho
biết:
“Từ
năm
2009
–
2015,
tỉnh
Cà
Mau
đã
có
Đề
án
nâng
cao
năng
suất,
chất
lượng
tôm
–
lúa.
Qua
kết
quả
đánh
giá,
mô
hình
này
đạt
hiệu
quả
rất
cao,
góp
phần
giải
quyết
các
vấn
đề
về
sản
xuất
của
vụ
lúa
trong
vụ
tôm,
đặc
biệt
là
vấn
đề
môi
trường”.