Cà
Mau
là
tỉnh
có
tiềm
năng,
lợi
thế
về
nuôi
thuỷ
sản,
nhất
là
nuôi
tôm.
Từ
diện
tích
3.300
ha
nuôi
tôm
công
nghiệp
năm
2010,
đến
nay
đã
tăng
lên
9.300
ha.
Tuy
nhiên,
với
tốc
độ
tăng
nhanh
đã
kéo
theo
nhiều
hệ
luỵ
như
môi
trường
ngày
càng
suy
thoái,
tình
hình
dịch
bệnh
thường
xuyên
xảy
ra,
tôm
chết
kéo
dài
làm
cho
nghề
nuôi
tôm
ngày
càng
kém
hiệu
quả.
Trước
thực
trạng
trên,
Sở
NN&PTNT
phối
hợp
với
Công
ty
CP
Việt
Nam
triển
khai
mô
hình
nuôi
tôm
công
nghiệp
năng
suất
cao,
bước
đầu
cho
năng
suất
bình
quân
đạt
44-45
tấn/ha,
cao
gấp
đôi
so
với
nuôi
tôm
công
nghiệp
bình
thường.
Mô
hình
nuôi
này
đang
được
tỉnh
khuyến
khích
phát
triển.
Phó
Giám
đốc
Sở
NN&PTNT
tỉnh
Châu
Công
Bằng
cho
biết,
để
từng
bước
đưa
nghề
nuôi
tôm
phát
triển
bền
vững,
hạn
chế
tối
đa
dịch
bệnh,
tăng
năng
suất
trên
1
đơn
vị
diện
tích,
tăng
sản
lượng,
Sở
NN&PTNT
đang
phối
hợp
với
Công
ty
CP
Việt
Nam
xây
dựng
kế
hoạch
phát
triển
nuôi
tôm
công
nghiệp
năng
suất
cao.
Ðã
qua,
Công
ty
CP
Việt
Nam
đã
nuôi
thành
công
tại
nhiều
nơi
trong
tỉnh.
Anh
Trần
Tín
Tấn,
đại
diện
Công
ty
CP
Việt
Nam
phụ
trách
địa
bàn
2
tỉnh
Cà
Mau
và
Bạc
Liêu,
cho
biết,
tại
Cà
Mau,
từ
đầu
năm
đến
nay,
công
ty
đã
đầu
tư
25
ao,
trung
bình
mỗi
ao
khoảng
1.600
m2,
thu
hoạch
cho
năng
suất
bình
quân
từ
44-45
tấn/ha/vụ.
Ðặc
biệt,
có
những
ao
nuôi
sau
2
tháng,
thu
hoạch
tỉa,
năng
suất
đạt
đến
52
tấn/ha/vụ.
Anh
Trần
Tín
Tấn
cho
biết
thêm,
vốn
đầu
tư
cho
mô
hình
này
không
cao
hơn
so
với
nuôi
công
nghiệp
bình
thường,
nhưng
áp
dụng
khoa
học
-
kỹ
thuật
vào
quản
lý,
nuôi
và
phòng,
chống
dịch
bệnh
đòi
hỏi
phải
cao
và
phải
tuân
thủ
đúng
quy
trình.
Hiện
nay,
công
ty
đang
tiếp
tục
triển
khai
10
mô
hình
lót
bạt
ao
ương
và
ao
nuôi,
mỗi
mô
hình
2
ao,
mỗi
ao
3.000
m2.
Sau
gần
3
tháng
nuôi
tôm
công
nghiệp
năng
suất
cao
với
diện
tích
3.000
m2,
anh
Nguyễn
Hiền
Thức,
xã
Quách
Phẩm,
huyện
Ðầm
Dơi
thu
hoạch
trên
11
tấn,
lợi
nhuận
trên
100
triệu
đồng.
Anh
Nguyễn
Hiền
Thức
cho
biết,
mô
hình
này
làm
thay
đổi
cách
thức
sản
xuất
của
người
dân
do
có
tác
động
của
khoa
học
-
kỹ
thuật
và
ứng
dụng
công
nghệ
cao.
Trước
thực
trạng
diện
tích
nuôi
tôm
công
nghiệp
tăng
nhanh,
không
theo
quy
hoạch,
không
quản
lý
chặt
được
chất
lượng
vật
tư
đầu
vào
và
sản
phẩm
đầu
ra,
không
kiểm
soát
được
môi
trường,
quy
trình
sản
xuất
lạc
hậu
làm
cho
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
kéo
dài,
nghề
nuôi
tôm
kém
hiệu
quả,
khoảng
45%
diện
tích
ao,
đầm
nuôi
tôm
công
nghiệp
bị
bỏ
trống.
Tại
cuộc
giám
sát
tình
hình
thực
hiện
nghị
quyết
HÐND
về
phát
triển
kinh
tế
-
xã
hội
10
tháng
năm
2015
của
UBND
tỉnh,
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Cà
Mau
Nguyễn
Tiến
Hải
chỉ
đạo
Sở
NN&PTNT
phối
hợp
với
các
địa
phương
hướng
dẫn
người
dân
không
phát
triển
mới
diện
tích
nuôi
tôm
công
nghiệp
ngoài
quy
hoạch.
Ðồng
thời,
hướng
dẫn
người
nuôi
áp
dụng
các
tiến
bộ
khoa
học
-
kỹ
thuật
và
công
nghệ
cao
vào
nuôi
tôm
công
nghiệp
năng
suất
cao,
để
từng
bước
đưa
nghề
nuôi
tôm
công
nghiệp
phát
triển
bền
vững.
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
chỉ
rõ,
đã
qua
Công
ty
CP
Việt
Nam
đã
thực
hiện
rất
thành
công
mô
hình
nuôi
tôm
công
nghiệp
năng
suất
cao
trên
địa
bàn
tỉnh.
Với
diện
tích
ao
rất
nhỏ,
chỉ
khoảng
1.200
m2
đã
cho
thu
hoạch
từ
5-7
tấn/vụ
nuôi.
Mô
hình
này
rất
phù
hợp
cho
những
hộ
ít
đất
sản
xuất.
Từ
thực
tế
sản
xuất
trong
thời
gian
qua
cho
thấy,
mô
hình
nuôi
tôm
công
nghiệp
ứng
dụng
công
nghệ
cao
phù
hợp
với
điều
kiện
tự
nhiên
của
tỉnh,
phù
hợp
với
những
hộ
ít
đất
sản
xuất.
Tuy
nhiên,
để
mô
hình
này
phát
triển
bền
vững,
rất
cần
sự
quan
tâm
hỗ
trợ
của
ngành
chức
năng
cả
về
mặt
kỹ
thuật
lẫn
việc
quản
lý,
kiểm
tra
chất
lượng
con
giống
và
các
sản
phẩm
thuốc
thú
y
thuỷ
sản./.
Báo
Cà
Mau