Những
năm
gần
đây,
nghề
NTTS,
nhất
là
nuôi
TTCT
đã
mang
lại
nguồn
thu
nhập
cao
cho
nhiều
địa
phương.
Tuy
nhiên
nuôi
tôm
theo
lối
truyền
thống
gặp
nhiều
rủi
ro,
do
vậy,
nuôi
tôm
công
nghệ
cao
-
áp
dụng
tiến
bộ
kỹ
thuật
vào
sản
xuất
nhằm
quản
lý
và
kiểm
soát
tốt
các
yếu
tố
môi
trường,
dịch
bệnh,
nâng
cao
năng
suất,
sản
lượng
đang
là
giải
pháp
hữu
hiệu
hiện
nay.
Hiệu
quả
từ
Bắc…
Bên
cạnh
những
“vựa
tôm”
của
cả
nước
như
Bạc
Liêu,
Cà
Mau…,
nhiều
địa
phương
trong
cả
nước
đã
mạnh
dạn
đầu
tư
công
nghệ
cao
trong
nuôi
tôm.
Điển
hình
như
tại
huyện
Nghi
Lộc,
tỉnh
Nghệ
An;
người
nuôi
nơi
đây
đã
chú
trọng
áp
dụng
công
nghệ
vào
sản
xuất
để
tăng
năng
suất
và
giảm
dịch
bệnh;
từng
bước
thích
ứng
với
sự
biến
đổi
của
khí
hậu,
kiểm
soát
được
dịch
bệnh,
tỷ
lệ
thành
công
cao,
đạt
lợi
nhuận
hàng
trăm
triệu
đồng/ha/vụ.
Nuôi
tôm
theo
quy
trình
công
nghệ
cao,
an
toàn,
tức
là
con
giống
phải
sạch,
quá
trình
nuôi
sạch,
lựa
chọn
thức
ăn
cho
tôm
không
sử
dụng
kháng
sinh,
không
sử
dụng
chất
cấm,
ứng
dụng
công
nghệ
hiện
đại,
thu
hoạch
và
chế
biến
sản
phẩm
cũng
phải
bảo
đảm
tiêu
chuẩn
an
toàn.
Cùng
với
đó,
tôm
nuôi
được
quây
kín
trong
các
nhà
bạt,
đảm
bảo
an
toàn
về
dịch
bệnh,
hạn
chế
tác
động
của
thời
tiết,
nhất
là
những
đợt
rét
đậm,
rét
hại
và
những
đợt
nắng
nóng
kéo
dài.
Và
ưu
điểm
vượt
trội
so
với
nuôi
tôm
ở
ngoài
trời
là
khi
thời
tiết
thay
đổi
bất
lợi,
mưa
lớn,
ao
nuôi
không
bị
phân
tầng
nước.

Gia
đình
anh
Nguyễn
Viết
Thắng
ở
xóm
Bắc
Sơn
xã
Nghi
Yên
đã
đầu
tư
hơn
4
tỷ
đồng
cải
tạo
mặt
bằng,
đào
ao,
mua
sắm
các
trang
thiết
bị
thực
hiện
mô
hình
nuôi
TTCT
thâm
canh
trong
bể
tròn.
Mỗi
năm
nuôi
2
vụ,
bình
quân
thả
trên
50
vạn
con
giống/vụ,
tỷ
lệ
tôm
sống
90
-
95%.
Sau
4
tháng
áp
dụng
kỹ
thuật
công
nghệ
cao,
anh
Thắng
thu
12
-
15
tấn
tôm,
mang
về
gần
3
tỷ
đồng/vụ.
Anh
Thắng
cho
biết:
“Đây
là
mô
hình
mới
được
áp
dụng
ở
miền
Bắc,
mặc
dù
địa
hình
ở
đây
tương
đối
khó
khăn,
nhưng
trong
quá
trình
cải
tạo
thì
gia
đình
cũng
đã
nghiên
cứu
và
đưa
quy
trình
nuôi
bể
tròn
áp
dụng
công
nghệ
cao
vào
nuôi
để
phù
hợp
với
diện
tích
cũng
như
nâng
cao
chất
lượng
sản
phẩm”.
…
vào
Nam
Đó
là
mô
hình
nuôi
tôm
bằng
công
nghệ
tuần
hoàn
nước
(RAS)
lần
đầu
tiên
được
HTX
Nông
nghiệp
Quyết
Thắng
(P.
Long
Hương,
TP
Bà
Rịa,
tỉnh
Bà
Rịa
-
Vũng
Tàu)
áp
dụng
tại
địa
phương.
Đây
là
công
nghệ
được
nghiên
cứu
và
ứng
dụng
ở
Na
Uy,
Hà
Lan,
Thái
Lan,
Trung
Quốc
và
được
triển
khai
thành
công
tại
một
số
tỉnh
Tây
Nam
bộ…
để
phục
vụ
các
trại
sản
xuất
giống
và
nuôi
tôm
thâm
canh.
Đáng
lưu
ý,
nguồn
nước
thải
từ
nuôi
tôm
sẽ
được
chảy
tuần
hoàn
qua
các
bể
lắng,
lọc
để
xử
lý
đạt
chuẩn
để
đưa
trở
lại
ao
nuôi
tái
sử
dụng.
Vì
chất
lượng
nguồn
nước,
các
thông
số
kỹ
thuật
như
độ
mặn,
tỷ
lệ
ôxy
trong
nước
được
kiểm
soát
nên
công
nghệ
này
giúp
giảm
thiểu
hao
hụt
con
giống,
năng
suất
gấp
nhiều
lần
nuôi
bình
thường,
chất
lượng
bảo
đảm
và
không
gây
ô
nhiễm
môi
trường
nguồn
nước.
Bên
cạnh
đó,
việc
nuôi
tôm
trong
nhà
màng
cũng
giảm
nguy
cơ
dịch
bệnh
do
ảnh
hưởng
từ
điều
kiện
thời
tiết
bên
ngoài.
Tổng
số
vốn
đầu
tư
để
nuôi
tôm
bằng
công
nghệ
RAS
trên
diện
tích
ao
2.000
m2 khoảng
5
tỷ
đồng.
Đến
nay,
sau
1
năm
thực
hiện,
mô
hình
đạt
được
những
kết
quả
khả
quan,
năng
suất
đạt
15
tấn/vụ.
Còn
tại
huyện
Bình
Đại,
Bến
Tre,
đến
cuối
năm
2019,
toàn
huyện
có
130
hộ
nuôi
với
400
ha
nuôi
TTCT
hai
giai
đoạn,
tập
trung
ở
các
xã
Đại
Hòa
Lộc,
Thạnh
Phước,
Bình
Thắng,
Thừa
Đức,
Thới
Thuận.
Anh
Trần
Văn
Bắc,
thành
viên
Hội
quán
nuôi
tôm
hai
giai
đoạn
ở
huyện
Bình
Đại
tâm
đắc
mô
hình
nuôi
tôm
công
nghệ
cao.
Anh
cho
rằng,
trước
tình
hình
xâm
nhập
mặn
ngày
càng
diễn
biến
khó
lường,
thì
nuôi
tôm
2,
3
giai
đoạn
cho
hiệu
quả
cao
đến
hơn
80%.
Người
nuôi
không
sợ
bị
ảnh
hưởng
của
xâm
nhập
mặn
và
nắng
gắt.
“Khi
tham
gia
Hội
quán,
chúng
tôi
thường
xuyên
cập
nhật
tình
hình
giá
cả
thị
trường,
chia
sẻ
kinh
nghiệm
xử
lý
khi
tôm
bệnh,
thông
tin
thương
lái
có
uy
tín…
Vì
hiện
đa
số
người
nuôi
ở
huyện
chỉ
bán
qua
thương
lái
chứ
chưa
ký
được
hợp
đồng
ổn
định
với
đơn
vị
nào”,
anh
Trần
Văn
Bắc
cho
biết.
Anh
Bắc
cũng
đang
phát
triển
nuôi
tôm
công
nghệ
cao
lên
3,
4
giai
đoạn,
do
tôm
size
lớn
25
con/kg
có
giá
130.000
đồng/kg;
năng
suất
cao,
với
100.000
tôm
giống
khi
nuôi
3,
4
giai
đoạn,
tôm
đạt
20
con/kg,
sản
lượng
đạt
trên
4
tấn.
>> Ông
Nguyễn
Hồng
Lĩnh,
Bí
thư
Tỉnh
ủy,
Chủ
tịch
HĐND
tỉnh
Bà
Rịa
-
Vũng
Tàu:
“Các
doanh
nghiệp
nuôi
tôm
ứng
dụng
công
nghệ
cao
cần
nghiên
cứu
mở
rộng
sản
xuất
để
đáp
ứng
yêu
cầu
về
sản
lượng.
Đồng
thời,
tiếp
tục
cải
thiện
công
nghệ,
giúp
tăng
năng
suất
cũng
như
chất
lượng
sản
phẩm
để
đưa
được
các
sản
phẩm
vào
các
chuỗi
cung
ứng
lớn”. |