Để
nuôi
tôm
lớn
nhanh
phải
kiểm
soát
được
bốn
yếu
tố,
đó
là
con
giống,
thức
ăn,
chất
lượng
nước
và
cuối
cùng
là
dịch
bệnh.
Đây
là
chia
sẻ
của
Tiến
sĩ
Nguyễn
Duy
Hòa,
Giám
đốc
kỹ
thuật
Motiv,
Tập
đoàn
Cargill
với
Đặc
san
Con
Tôm
về
những
yếu
tố
quyết
định
đến
việc
nuôi
tôm
thành
công
hiện
nay.
Ông
nhận
xét
như
thế
nào
về
chất
lượng
tôm
giống
trên
thị
trường
hiện
nay?
Con
giống
tốt
đơn
giản
là
phải
tăng
trưởng
tốt
và
sức
đề
kháng
tốt.
Trên
thị
trường
hiện
có
3
dòng
tôm
giống
đang
được
công
nhận
về
mặt
tăng
trưởng,
bao
gồm
con
giống
CP,
SIS
siêu
tăng
trưởng
(Superior
SIS)
và
con
giống
siêu
tăng
trưởng
của
Konabay
(Hendrix Genetic).
Những
dòng
tôm
giống
này
đã
được
nuôi
phổ
biến
ở
Việt
Nam
và
các
quốc
gia
như
Thái
Lan,
Indonesia
hay
Ấn
Độ,
cho
hiệu
quả
cao,
bản
thân
tôi
cũng
đã
nuôi
qua
các
dòng
tôm
này
và
khẳng
định
cả
3
dòng
tôm
cho
hiệu
quả
tăng
trưởng
tốt.
Thức
ăn
là
một
trong
những
chi
phí
lớn
trong
giá
thành
nuôi
tôm,
theo
ông
nên
sử
dụng
thức
ăn
cho
tôm
như
thế
nào
để
có
hiệu
quả
cao
nhất?
Để
sử
dụng
thức
ăn
hiệu
quả
nhất
thì
cần
phải
đúng
chất
lượng
và
đúng
giai
đoạn.
Muốn
con
tôm
tăng
trưởng
nhanh,
cần
phải
đầu
tư
thức
ăn
ngay
từ
giai
đoạn
đầu.
Chẳng
hạn
giai
đoạn
ương
gièo
mà
không
đầu
tư
thức
ăn
chất
lượng
cao
cấp
thì
những
giai
đoạn
về
sau
con
tôm
sẽ
rất
yếu
và
khi
chuyển
gièo
qua
ao
nuôi
thì
tôm
dễ
hao
hụt
và
dễ
bị
đường
ruột,
chậm
lớn.
Vì
vậy,
người
nuôi
cần
đầu
tư
thức
ăn
chất
lượng
cao
để
gièo
tôm,
độ
đạm
45
–
50%
thậm
chí
55%
để
đảm
bảo
tôm
có
sức
khỏe
tốt
và
khi
đưa
ra
ao
nuôi,
tôm
tăng
trưởng
nhanh.
Khi
tôm
ra
ao
nuôi
có
hai
giai
đoạn,
đó
là
tăng
trưởng
từ
từ
rồi
tăng
trưởng
rất
nhanh
giai
đoạn
từ
100
con/kg
đến
50
con/kg
có
thể
dùng
các
dòng
thức
ăn
40%
đạm.
Giai
đoạn
từ
50
con/kg
rút
size
xuống
còn
30
con/kg
hay
20
con/kg
nên
dùng
các
thức
ăn
cao
đạm
(thức
ăn
tăng
trọng).
Tôm
muốn
tăng
trưởng
phải
lột
xác
mà
hoạt
động
lột
xác
tiêu
hao
nhiều
sức
khỏe
và
năng
lượng;
do
vậy,
khi
tôm
ăn
không
đủ
lượng
và
không
đủ
chất
thì
làm
chậm
hay
ngưng
lột
xác
làm
tôm
tăng
trưởng
chậm,
thậm
chí
ngừng
hoặc
giảm
tăng
trưởng.
Tóm
lại
cần
ưu
tiên
đầu
tư
thức
ăn
chất
lượng
cao
cho
giai
đoạn
ương
gièo
và
rút
kích
cỡ
tôm
về
lớn
(từ
50
con/kg
về
30
con/kg
hay
20
con/kg).
Các
chuyên
gia
nước
ngoài
đều
đánh
giá
chất
lượng
nước
trong
nuôi
tôm
tại
Việt
Nam
ảnh
hưởng
rất
nhiều
kết
quả
nuôi.
Theo
ông,
nên
quản
lý
nước
như
thế
nào?
Như
tôi
nói
ở
trên,
quản
lý
nước
là
một
trong
ba
yếu
tố
quan
trọng
nhất
để
nuôi
tôm
thành
công.
Theo
tôi,
thực
tế
hiện
không
có
nhiều
trang
trại
đủ
điều
kiện
thiết
kế
tốt
hệ
thống
đầu
vào
cho
việc
quản
lý
tốt
chất
lượng
nước.
Hiện
nay,
do
nguồn
nước
đầu
vào
ô
nhiễm
hữu
cơ
cao
nên
hệ
thống
ao
lắng
lớn
theo
kiểu
“đập
tràn”
đóng
vai
trò
rất
quan
trọng
cho
thành
công
của
nhiều
trại
nuôi.
Ngoài
ra,
các
yếu
tố
chủ
đạo
trong
quản
lý
chất
lượng
nước
khi
nuôi
nên
tập
trung
vào
hàm
lượng
ôxy
hòa
tan
cao
để
giúp
tôm
tăng
trưởng
tốt,
đồng
thời
giúp
các
dòng
men
vi
sinh
tăng
trưởng
và
phân
giải
chất
hữu
được
tốt
hơn.
pH
của
nước
cần
quản
lý
từ
7,6
–
7,9
để
giảm
rủi
ro
khí
độc
Ammonia,
Nitrite
và
H2S.
Một
vấn
đề
nữa
là
quản
lý
yếu
tố
kiềm,
đặc
biệt
trong
mùa
mưa
nên
làm
ống
xả
tràn
vì
nước
mưa
nhẹ
hơn
nước
lợ
trồi
lên
trên
tạo
tình
trạng
hai
tầng
nước,
ngăn
cản
ôxy
hòa
tan
xuống
tầng
dưới,
ngoài
ra
nước
mưa
có
tính
axit
sẽ
làm
giảm
độ
pH
và
kiềm
trong
ao.
Khi
mưa,
kiềm
và
pH
tụt
xuống
rất
nhanh,
vì
vậy
phải
nâng
kiềm
và
pH
khi
mưa.
Kiềm
cho
nuôi
tôm
mật
độ
cao
phải
ở
mức
tối
thiểu
120
mg/l
(tốt
nhất
150
mg/l
đến
200
mg/l).
Nâng
kiềm
có
nhiều
phương
pháp,
trong
đó
nên
dùng
vôi
chất
lượng
tốt
ngâm
gạn
lấy
nước
tạt
cho
ao
bạt
hoặc
tạt
thẳng
nếu
ao
đất.
Quản
lý
nước
luôn
đi
với
quản
lý
khí
độc,
trong
đó
có
quản
lý
ôxy
hòa
tan,
kiềm
và
pH.
Người
nuôi
lo
lắng
về
tình
hình
dịch
bệnh,
nhất
là
dịch
bệnh
đã
phát
sinh
cả
trong
nuôi
tôm
ao
bạt,
nhận
định
của
ông
về
điều
này?
Quản
lý
dịch
bệnh
là
yếu
tố
thứ
tư
đưa
đến
thành
công
trong
nuôi
tôm.
Hiện
nay
đa
số
người
nuôi
đều
than
phiền
về
bệnh
đường
ruột
của
tôm.
Bệnh
đường
ruột
có
nguyên
nhân
từ
sự
quản
lý
không
tốt
chất
lượng
nước
và
thức
ăn.
Cho
ăn
dư
dễ
làm
dơ
nước
và
đáy
ao,
phát
sinh
nhiều
tảo
độc,
ký
sinh
trùng
và
nấm
hoặc
cho
ăn
thiếu
tôm
dễ
ăn
các
chất
bẩn
ở
đáy
ao
nên
cho
ăn
dư
hay
thiếu
đều
dễ
làm
tôm
nhiễm
bệnh
đường
ruột.
Ngoài
ra,
chất
lượng
của
bột
cá
trong
thức
ăn
cũng
là
vấn
đề
rất
lớn
trong
quản
lý
chất
lượng
thức
ăn,
nhất
là
độ
tươi
của
bột
cá
nội,
nếu
không
quản
lý
tốt
cũng
có
thể
dẫn
đến
bệnh
đường
ruột
của
tôm
nuôi.
Các
nhà
máy
thức
ăn
nên
quản
lý
độ
tươi
của
bột
cá
thông
qua
đo
chỉ
tiêu
Histamine
(Histamine
phải
<
1.000).
Ngoài
bốn
yếu
tố
trên,
ông
còn
nhấn
mạnh
tới
yếu
tố
nào
khác
giúp
người
nuôi
nuôi
tôm
lớn
nhanh?
Tôm
là
động
vật
bậc
thấp
nên
rất
dễ
bị
sốc
(stress)
làm
tôm
dễ
nhiễm
bệnh
và
chậm
lớn.
Vì
vậy,
khi
sức
chứa
sinh
khối
tôm
trên
một
đơn
vị
thể
tích
nước
tới
ngưỡng
(gọi
là
“Sức
tải
sinh
học”)
sẽ
làm
tôm
bị
sốc,
cho
nên
giảm
tải
sinh
học
ao
tôm
cũng
là
giải
pháp
quan
trọng
giúp
tôm
lớn
nhanh.
Giảm
tải
sinh
học
bằng
việc
chia
ra
3
–
4
giai
đoạn
nuôi,
san
thưa
tôm
khi
gần
đạt
“tải
sinh
học”
thậm
chí
có
những
trại
nuôi
chia
ra
tới
6
giai
đoạn
nuôi
để
giúp
tôm
lớn
nhanh
hơn.
Dù
thị
trường
tôm
giống
hiện
rất
phát
triển,
nhưng
nhiều
người
nuôi
bày
tỏ
sự
lo
lắng
về
chất
lượng
tôm
giống,
vậy
giải
quyết
vấn
đề
này
như
thế
nào,
thưa
ông?
Về
chất
lượng
các
dòng
tôm
bố
mẹ,
như
tôi
đã
đề
cập,
có
3
loại
giống
chất
lượng,
siêu
tăng
trưởng
được
người
nuôi
công
nhận.
Người
nuôi
không
phải
lo
lắng
về
chất
lượng
di
truyền
tăng
trưởng
của
tôm
bố
mẹ.
Hiện
nay,
vấn
đề
chỉ
là
chuẩn
hóa
các
trại
giống
tại
Việt
Nam
như
thế
nào?
Không
phải
cứ
trại
của
các
công
ty
lớn
là
có
giống
tốt
mà
các
trại
nhỏ
mua
các
dòng
tôm
bố
mẹ
tăng
trưởng
đề
cập
trên,
cùng
với
việc
chuẩn
hóa
hệ
thông
lắng
lọc,
xử
lý
nước,
hệ
thống
nuôi
tảo
tươi,
cho
ăn
thức
ăn
Artemia
và
thức
ăn
nhân
tạo
chất
lượng
cao,
quy
trình
ương
giống
bằng
men
vi
sinh
an
toàn,
không
dùng
kháng
sinh
sẽ
cho
ra
những
lô
tôm
giống
tốt.
Theo
tôi,
vai
trò
của
Nhà
nước
rất
quan
trọng
trong
việc
chuẩn
hóa
các
trại
giống
trong
nước
để
có
thể
cung
cấp
ra
thị
trường
những
lô
tôm
giống
có
chất
lượng
nhất,
giúp
người
nuôi
có
vụ
mùa
thành
công
hơn.
Một
số
nông
dân
nói
rằng
họ
lo
ngại
các
công
ty
giống
do
thiếu
con
giống
để
cung
ứng
nên
sử
dụng
con
giống
kém
chất
lượng
và
thu
mua
giống
trôi
nổi
để
cung
cấp
cho
thị
trường?
Tôi
cũng
đã
từng
nghe
một
số
người
nuôi
phản
ánh
hiện
tượng
này
khiến
họ
bị
ảnh
hưởng
khi
mua
phải
những
lô
giống
trôi
nổi,
kém
chất
lượng.
Nhưng,
hiện
nay
theo
tôi
các
công
ty
có
con
giống
tốt
họ
sẽ
không
dại
gì
làm
vậy
nữa
vì
không
chỉ
ảnh
hưởng
đến
người
nuôi
mà
còn
ảnh
hưởng
tới
chính
uy
tín
của
chính
họ.
Trong
kinh
doanh
cần
phải
đề
cao
tâm
và
đức
thì
mới
thu
được
thành
công
bền
lâu.
Trân
trọng
cảm
ơn
ông!