Những
năm
gần
đây,
người
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
(TTCT)
ở
Bình
Thuận
nói
riêng
và
cả
nước
nói
chung
gặp
rất
nhiều
khó
khăn
khi
thời
tiết
không
thuận
lợi,
dịch
bệnh
bùng
phát.
Do
đó,
để
kích
thích
người
nuôi
tiếp
tục
bám
hồ,
các
doanh
nghiệp
sản
xuất
tôm
giống
gần
đây
đua
nhau
áp
dụng
nhiều
chính
sách
khuyến
mãi.
Mua
1
tặng
1
Từ
đầu
năm
đến
nay,
do
biến
đổi
khí
hậu,
nắng
nóng
kéo
dài
nên
vùng
nuôi
TTCT
ở
huyện
Tuy
Phong
gặp
rất
nhiều
khó
khăn.
Diện
tích
thả
nuôi
cũng
thu
hẹp
tránh
thiệt
hại
nặng
nề
như
những
mùa
trước,
vì
vậy
nhu
cầu
tiêu
thụ
con
tôm
giống
cũng
giảm
sút.
Hai
tỉnh
Ninh
Thuận
và
Bình
Thuận
được
xem
là
vùng
sản
xuất
tôm
giống
chất
lượng,
hàng
năm
cung
cấp
trên
60%
lượng
tôm
giống
cho
nhu
cầu
thả
nuôi
vùng
đồng
bằng
sông
Cửu
Long.
Tuy
nhiên,
theo
đánh
giá
của
các
doanh
nghiệp
sản
xuất
tôm
giống
trong
tỉnh,
đơn
hàng
tôm
post
từ
các
tỉnh
miền
Tây
cũng
giảm
đáng
kể
so
những
năm
về
trước.
Vì
vậy,
để
kích
cầu,
nhiều
doanh
nghiệp
đã
tung
ra
các
hình
thức
khuyến
mãi
hấp
dẫn
với
hy
vọng
người
nuôi
tôm
tiếp
tục
thả
nuôi
khi
mùa
mưa
đến.
Bể
nuôi
tôm
giống.
Chưa
nói
đến
chất
lượng
con
giống
ra
sao,
nhưng
nhiều
doanh
nghiệp
sản
xuất
tôm
giống
liên
tục
khuyến
mãi
từ
20%,
30%...
thậm
chí
có
nơi
khuyến
mãi
đến
50%,
mua
1
tặng
1.
Nếu
mua
1
triệu
con
giống,
người
nuôi
sẽ
được
tặng
thêm
500.000
con
(tức
khuyến
mãi
50%,
không
trừ
lại
tiền).
Giá
tôm
post
tại
các
công
ty
sản
xuất
tôm
giống
có
tên
tuổi
như
CP,
Việt
Úc,
Nam
Miền
Trung,
Nam
Trung
Bộ,
Thông
Thuận,
Trường
Thịnh…
vẫn
ở
mức
cao
từ
95
–
110
đồng/con.
Nhưng
để
sản
lượng
không
bị
“đóng
băng”
và
cạnh
tranh
kịp
với
các
trại
sản
xuất
hay
doanh
nghiệp
khác,
các
công
ty
lớn
cũng
phải
chạy
chương
trình
khuyến
mãi
để
kích
cầu.
Ông
Nguyễn
Văn
Lai
(xã
Vĩnh
Hảo)
cho
biết:
“Giá
tôm
post
vô
chừng
lắm,
người
nuôi
muốn
mua
giá
nào
cũng
có,
50
đồng,
60
đồng,
70
đồng/con
đều
có
người
cung
cấp.
Nhưng
đa
phần
dân
nuôi
tôm
ở
khu
vực
Vĩnh
Tân,
Vĩnh
Hảo
đều
nuôi
thâm
canh,
thả
dày
do
đó
họ
ưu
tiên
con
giống
của
những
công
ty
có
tên
tuổi
với
hy
vọng
con
giống
chất
lượng
hơn,
đem
lại
lợi
nhuận”.
Tuy
nhiên,
thực
tế
chất
lượng
con
giống
ra
sao
ít
người
biết
được.
Ông
Cường
(xã
Vĩnh
Tân)
vừa
thu
hoạch
được
3
tấn
tôm
chia
sẻ:
“Cách
đây
3
tháng,
tôi
mua
giống
của
Công
ty
C.
với
giá
98
đồng/con
và
được
công
ty
khuyến
mãi
30%,
tôi
thả
10
vạn
con/sào.
Cứ
đinh
ninh
giống
của
công
ty
lớn
sẽ
chất
lượng,
tôm
ít
bệnh,
đề
kháng
tốt.
Tuy
nhiên,
sau
3
tháng
(đúng
thời
gian
thu
hoạch),
kích
cỡ
tôm
quá
nhỏ,
gần
100
con/kg,
nên
vụ
này
tôi
lỗ
vài
chục
triệu
đồng.
Mấy
vụ
liên
tiếp
tôi
mua
giống
từ
công
ty
này
nhưng
tôm
luôn
có
dấu
hiệu
chậm
lớn,
sản
lượng
thu
hoạch
không
như
mong
muốn”.
Chất
lượng
tôm
giống
có
bất
ổn?
Con
giống
quyết
định
đến
50%
sự
thành
bại
vụ
nuôi,
vì
vậy
việc
kiểm
tra
nguồn
giống
bố
mẹ
là
vô
cùng
quan
trọng.
Được
biết,
các
doanh
nghiệp
lớn
thường
nhập
khẩu
tôm
bố
mẹ
từ
Hawai
(Mỹ),
Thái
Lan,
Singapore…
Theo
tìm
hiểu
của
chúng
tôi,
tôm
bố
mẹ
nhập
khẩu
(NK)
vào
Việt
Nam
có
giá
từ
45
-
60
USD/con
(xấp
xỉ
từ
1
-
1,3
triệu
đồng/con),
tức
khoảng
2,5
triệu
đồng/cặp.
So
với
3
năm
về
trước,
giá
NK
không
tăng.
Sau
khi
tôm
bố
mẹ
nhập
về
sẽ
được
các
doanh
nghiệp
đưa
vào
các
trại,
bể
nuôi
“vỗ
béo”
để
sản
xuất
tôm
giống.
Tuy
nhiên,
theo
dự
báo
năm
nay
nguồn
cung
cấp
giống
bố
mẹ
từ
các
thị
trường
truyền
thống
sẽ
bị
thiếu
hụt
nghiêm
trọng,
chỉ
đáp
ứng
khoảng
60%
do
nghề
nuôi
TTCT
ở
Trung
Quốc
cũng
đang
trên
đà
phát
triển
mạnh.
Do
đó,
khó
tránh
khỏi
việc
các
doanh
nghiệp
sẽ
NK
giống
trôi
nổi,
đặc
biệt
từ
thị
trường
Trung
Quốc
với
giá
rẻ
bèo,
dao
động
từ
10
-
30
USD/con,
tức
cặp
bố
mẹ
cao
nhất
chỉ
có
giá
1,2
triệu
đồng.
Đong
post
vào
bịch
xuất
bán.
Những
người
nuôi
TTCT
ở
huyện
Tuy
Phong
cho
biết,
gần
đây
vài
nhân
viên
tiếp
thị
đã
đến
tận
hồ
chào
mời
giống
có
nguồn
gốc
từ
Trung
Quốc
với
giá
cực
rẻ,
45
-
50
đồng/con.
Tuy
nhiên,
đa
phần
người
nuôi
đều
lấy
giống
từ
những
công
ty
lớn
cho
đảm
bảo,
nhưng
khi
hỏi
nguồn
gốc
con
giống
và
chất
lượng
thế
nào
thì
ai
cũng
lắc
đầu.
“Bởi,
có
những
doanh
nghiệp
mua
naupli
từ
những
công
ty
lớn
về
thuần
dưỡng
thành
tôm
post
hoặc
trà
trộn
tôm
post
trôi
nổi
rồi
đóng
bao
bì
xuất
bán.
Hoặc
có
nhiều
doanh
nghiệp
mua
tôm
bố
mẹ
Trung
Quốc,
nhưng
lúc
bán
cho
dân
lại
mời
chào
giống
của
Mỹ,
Thái
Lan…
Nếu
bằng
mắt
thường
thì
khó
mà
phân
biệt
được”,
một
người
nuôi
tôm
tại
xã
Vĩnh
Hảo
cho
biết.
Vì
lẽ
đó,
đối
với
người
nuôi
TTCT,
mua
được
giống
chất
lượng
như
mò
kim
đáy
bể.
Theo
Chi
cục
Thủy
sản,
tôm
bố
mẹ
sau
khi
nhập
khẩu
chỉ
sử
dụng
tối
đa
từ
3
–
6
tháng,
nếu
sử
dụng
lâu
hơn
sẽ
ảnh
hưởng
đến
chất
lượng
con
giống.
Định
kỳ,
các
cơ
quan
kiểm
dịch
sẽ
đến
tận
nơi
để
tiêu
hủy
lô
tôm
bố
mẹ
“quá
đát”.
Tuy
nhiên,
vẫn
có
số
ít
doanh
nghiệp
cố
tình
“ép”
tôm
bố
mẹ
tiếp
tục
sinh
sản
sau
6
tháng,
9
tháng,
thậm
chí
1
năm.
Đây
cũng
là
một
trong
những
nguyên
nhân
hàng
đầu
khiến
người
nuôi
bị
thiệt
hại
nặng
khi
dịch
bệnh
trên
tôm
bùng
phát
do
con
giống
kém
chất
lượng.
Trước
thực
trạng
đó,
nhiều
doanh
nghiệp
sản
xuất
tôm
giống
trong
tỉnh
cho
rằng,
để
tôm
giống
Bình
Thuận
giữ
vững
thương
hiệu,
các
ngành
chức
năng
cần
sớm
hình
thành
vùng
sản
xuất
giống
tập
trung,
vùng
nuôi
công
nghiệp
cho
các
doanh
nghiệp
lớn.
Tập
trung
nguồn
lực
cho
công
tác
nghiên
cứu
nhằm
chủ
động
nguồn
tôm
bố
mẹ
trong
nước
chất
lượng
cao,
sạch
bệnh,
đáp
ứng
yêu
cầu
phát
triển
nghề
nuôi
tôm
bền
vững…
>>
Theo
Chi
cục
Thủy
sản,
6
tháng
đầu
năm,
hoạt
động
sản
xuất
tôm
giống
gặp
khó
khăn
trong
tiêu
thụ,
nhu
cầu
thị
trường
giảm,
giá
giống
thấp,
sản
lượng
tôm
giống
sản
xuất
và
tiêu
thụ
6
tháng
đầu
năm
ước
đạt
9,5
tỷ
/KH
18,5
tỷ
con
(51,4%),
giảm
13,6%
so
cùng
kỳ. |
Theo
Báo
Bình
Thuận