Ngày
17/6/2019,
UBND
tỉnh
Bến
Tre
ban
hành
Kế
hoạch
số
2940/KH-UBND
phát
triển
đối
tượng
thủy
sản
nuôi
chủ
lực
tỉnh
Bến
Tre
đến
năm
2030.
Mục
tiêu
Tập
trung
phát
triển
các
đối
tượng
thủy
sản
nuôi
chủ
lực
của
tỉnh
(tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng,
cá
tra)
với
mô
mình
tổ
chức
sản
xuất
phù
hợp,
áp
dụng
công
nghệ
nuôi
tiên
tiến
để
nâng
cao
năng
suất,
sản
lượng,
chất
lượng,
đảm
bảo
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu
và
bảo
vệ
môi
trường
sinh
thái;
mang
lại
lợi
ích
cho
người
dân,
doanh
nghiệp
và
nền
kinh
tế
của
tỉnh
Bến
Tre
nói
riêng
và
cả
nước
nói
chung.
Với
riêng
con
tôm,
mục
tiêu
cụ
thể
như
sau:
Đến
năm
2020:
Diện
tích
nuôi
tôm
sú
đạt
25.000
ha,
tôm
thẻ
chân
trắng
10.000
ha
(nuôi
2
giai
đoạn,
công
nghệ
cao
1.500
ha);
Tổng
sản
lượng
tôm
sú
đạt
9.400
tấn,
tôm
thẻ
chân
trắng
52.600
tấn;
Giá
trị
tăng
thêm
trên
một
đơn
vị
diện
tích
với
nuôi
tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng
tăng
lên
40
triệu
đồng/ha;
Giá
trị
kim
ngạch
xuất
khẩu
là
90
triệu
USD
(gồm
cả
cá
tra);
Diện
tích
nuôi
tập
trung
thâm
canh
được
chứng
nhận
VietGAP
hoặc
chứng
nhận
tương
đương
(GlobalGAP,
ASC,
BAP…)
của
tôm
thẻ
chân
trắng
đạt
50%,
tôm
sú
nuôi
thâm
canh
tập
trung
đạt
40%.
Đến
năm
2025,
diện
tích
nuôi
tôm
sú
đạt
24.000
ha,
tôm
thẻ
chân
trắng
11.520
ha
(nuôi
2
giai
đoạn,
công
nghệ
cao
3.000
ha);
Sản
lượng
tôm
sú
đạt
10.040
tấn,
tôm
thẻ
chân
trắng
86.700
tấn;
Giá
trị
tăng
thêm
trên
một
đơn
vị
diện
tích
đối
với
nuôi
tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng
tăng
lên
70
triệu
đồng/ha;
Giá
trị
kim
ngạch
xuất
khẩu
140
triệu
USD
(bao
gồm
cả
cá
tra);
Diện
tích
nuôi
tập
trung
thâm
canh
được
chứng
nhận
VietGAP
hoặc
chứng
nhận
tương
đương
(GlobalGAP,
ASC,
BAP…)
với
tôm
thẻ
chân
trắng
nuôi
theo
hướng
công
nghệ
cao
đạt
70%;
tôm
sú
nuôi
thâm
canh
tập
trung
đạt
60%.
Đến
năm
2030:
Diện
tích
nuôi
tôm
sú
đạt
22.500
ha,
tôm
thẻ
chân
trắng
13.500
ha
(nuôi
2
giai
đoạn,
công
nghệ
cao
5.000
ha);
Tổng
sản
lượng
tôm
sú
đạt
22.620
tấn,
tôm
thẻ
chân
trắng
130.250
tấn;
Giá
trị
tăng
thêm
trên
một
đơn
vị
diện
tích
đối
với
nuôi
tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng
tăng
lên
100
triệu
đồng/ha;
Giá
trị
kim
ngạch
xuất
khẩu
đạt
200
triệu
USD
(bao
gồm
cả
cá
tra);
Đạt
100%
diện
tích
nuôi
tập
trung
thâm
canh
tuân
thủ
các
quy
định
về
đảm
bảo
an
toàn
thực
phẩm
và
đạt
chứng
nhận
VietGAP
hoặc
chứng
nhận
tương
đương.
Ảnh:
ST
Nhiệm
vụ
Phát
triển
nuôi
thương
phẩm
1. Tôm
sú
Nuôi
thâm
canh,
bán
thâm
canh:
-
Chuyển
một
phần
diện
tích
đất
nông
nghiệp
kém
hiệu
quả
sang
nuôi
thâm
canh
theo
quy
trình
nuôi
an
toàn
sinh
học,
an
toàn
môi
trường
và
an
toàn
dịch
bệnh
tạo
ra
sản
phẩm
đảm
bảo
an
toàn
thực
phẩm
(hạn
chế
sử
dụng
thuốc,
hóa
chất).
-
Đầu
tư
xây
dựng
hệ
thống
điện
3
pha
đảm
bảo
cung
cấp
đủ
điện
cho
các
vùng
sản
xuất;
nâng
cấp,
hoàn
thiện
hệ
thống
giao
thông,
thủy
lợi
và
cơ
sở
hạ
tầng
thiết
yếu
phục
vụ
sản
xuất,
đặc
biệt
tại
các
xã
nuôi
tôm
trọng
điểm
trên
địa
bàn
3
huyện
ven
biển.
Nuôi
quảng
canh,
tôm
-
lúa,
tôm
-
rừng
(sinh
thái):
-
Đầu
tư
xây
dựng,
nâng
cấp
hệ
thống
cơ
sở
hạ
tầng
phục
vụ
các
vùng
sản
xuất
tôm
-
lúa,
tôm
-
rừng
có
quy
mô
lớn
trên
địa
bàn
3
huyện
Ba
Tri,
Bình
Đại
và
Thạnh
Phú.
-
Đối
với
nuôi
quảng
canh,
tôm
-
lúa,
đây
là
loại
hình
sản
xuất
đặc
trưng,
phù
hợp
với
điều
kiện
của
vùng
đất
bị
nhiễm
mặn,
theo
mùa
và
khả
năng
đầu
tư
của
người
dân,
góp
phần
quan
trọng
trong
việc
nâng
cao
sản
lượng,
chất
lượng
tôm
sú
của
tỉnh.
Đến
năm
2030,
đưa
năng
suất
tôm
quảng
canh,
tôm
-
lúa
đạt
từ
400
kg/ha/năm.
-
Đối
với
nuôi
tôm
-
rừng,
phát
triển
theo
hình
thức
sinh
thái,
hữu
cơ
có
chứng
nhận
quốc
tế
cho
sản
phẩm
sạch,
từ
đó
sẽ
nâng
cao
giá
trị
và
khả
năng
cạnh
tranh
trên
thị
trường.
Phấn
đấu
giai
đoạn
2020
-
2030
có
3.000
ha
tôm
-
rừng
đạt
chứng
nhận
tôm
sinh
thái
theo
tiêu
chuẩn
quốc
tế.
Năng
suất
trung
bình
đạt
0,5
-
0,7
tấn/ha/năm,
sản
lượng
có
chứng
nhận
đạt
từ
300
tấn/năm.
2.
Tôm
thẻ
chân
trắng
-
Chuyển
giao,
ứng
dụng
khoa
học
công
nghệ,
giải
pháp
kỹ
thuật
mới
trong
nuôi
tôm
nhằm
nâng
cao
năng
suất,
chất
lượng
sản
phẩm.
-
Tập
trung
phát
triển
đối
với
các
vùng
có
cơ
sở
hạ
tầng
tốt
để
phát
triển
vùng
nuôi
theo
hướng
công
nghệ
cao
(an
toàn
sinh
học,
siêu
thâm
canh,
2
giai
đoạn,
công
nghệ
cao),
đồng
thời
phát
triển
gắn
liền
với
quy
hoạch
sử
dụng
đất.
-
Đầu
tư
xây
dựng
hệ
thống
điện
3
pha
đảm
bảo
cung
cấp
đủ
điện
cho
các
vùng
sản
xuất;
nâng
cấp,
hoàn
thiện
hệ
thống
giao
thông,
thủy
lợi
và
cơ
sở
hạ
tầng
thiết
yếu
phục
vụ
sản
xuất,
đặc
biệt
tại
các
vùng
quy
hoạch
nuôi
tôm
ứng
dụng
công
nghệ
cao.
3.
Sản
xuất,
cung
ứng
giống
và
vật
tư
-
Phấn
đấu
đến
năm
2020,
sản
xuất
giống
tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng
5.250
triệu
con,
đạt
50%
nhu
cầu
nuôi;
Đến
năm
2025,
đạt
8.700
triệu
con,
đạt
60%
nhu
cầu
nuôi;
Đến
năm
2030,
đạt
12.150
triệu
con,
đạt
70%
nhu
cầu
nuôi.
-
Nâng
cao
chất
lượng
vật
tư
phục
vụ
nuôi,
chủ
động
sản
xuất
vật
tư
tại
chỗ
để
giảm
giá
thành
và
chi
phí
vận
chuyển;
Phấn
đấu
đến
năm
2030,
sản
xuất
thức
ăn
trong
tỉnh
đáp
ứng
15
-
20%
nhu
cầu,
các
loại
vật
tư
khác
40
-
50%.
4.
Tổ
chức
sản
xuất
-
Đầu
tư
phát
triển
theo
tư
duy
hệ
thống
và
chuỗi
giá
trị,
trong
đó
doanh
nghiệp
đóng
vai
trò
dẫn
dắt
và
là
động
lực
của
toàn
chuỗi
giá
trị.
-
Tổ
chức
lại
sản
xuất
theo
hướng
hợp
tác,
liên
kết
để
tạo
vùng
nguyên
liệu
tập
trung
quy
mô
lớn.
-
Hình
thành
các
tổ
chức
sản
xuất
để
nâng
cao
hiệu
quả
và
phát
triển
bền
vững.
Phấn
đấu
đến
năm
2030
có
70%
hộ
nuôi
tôm
tham
gia
THT,
HTX
có
liên
kết
chuỗi.
5.
Chế
biến
và
tiêu
thụ
sản
phẩm
-
Kêu
gọi
đầu
tư
thêm
2
-
4
nhà
máy
chế
biến
tôm;
rà
soát,
phát
triển
công
suất,
công
nghệ
chế
biến
tôm
phù
hợp
với
năng
lực
sản
xuất
tôm
nguyên
liệu
và
đáp
ứng
thị
trường
thị
tiêu
thụ.
-
Áp
dụng
các
quy
trình
công
nghệ
tiên
tiến
và
khâu
thu
hoạch,
vận
chuyển,
bảo
quản,
chế
biến
để
nâng
cao
chất
lượng
và
giá
trị
sản
phẩm;
đa
dạng
hóa
sản
phẩm
để
đáp
ứng
nhu
cầu
thị
trường,
nâng
cao
tỷ
lệ
hàng
giá
trị
gia
tăng.
-
Tận
dụng
hiệu
quả
các
phế
phụ
phẩm
trong
chế
biến
tôm
để
sản
xuất
các
mặt
hàng
gia
tăng,
nâng
cao
giá
trị
sản
xuất,
góp
phần
bảo
vệ
môi
trường
sinh
thái…
Ngoài
ra,
cần
quản
lý
môi
trường,
phòng
ngừa
dịch
bệnh
và
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu;
rà
soát
và
hoàn
thiện
cơ
chế
chính
sách.
Giải
pháp
thực
hiện
Để
đạt
được
mục
tiêu
này,
Kế
hoạch
đưa
ra
10
giải
pháp
thực
hiện,
trong
đó
có
việc
tập
trung
vào
giải
pháp
xây
dựng
cơ
sở
hạ
tầng,
nâng
cao
chất
lượng
giống,
chú
trọng
khoa
học
công
nghệ
và
khuyến
ngư;
đổi
mới,
phát
triển
các
hình
thức
tổ
chức
sản
xuất;
kiểm
soát
môi
trường,
phòng
ngừa
dịch
bệnh
và
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu;
kiểm
soát
vùng
nuôi,
chất
lượng
và
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm…