Nuôi
thăm
dò
Đưa
ra
bức
tranh
nuôi
tôm
trong
thời
điểm
hiện
tại,
ông
Như
Văn
Cẩn,
Vụ
trưởng
Vụ
Nuôi
trồng
thủy
sản
(Tổng
cục
Thủy
sản,
Bộ
NN-PTNT)
cho
biết,
diễn
biến
hạn
-
mặn
đang
tác
động
lớn
đến
nuôi
trồng
thủy
sản
tại
ĐBSCL,
nhất
là
con
tôm
-
đối
tượng
nuôi
chính.
Hiện
một
số
tỉnh
như
Trà
Vinh,
Kiên
Giang,
Bến
Tre,
Bạc
Liêu,
Cà
Mau…
do
nắng
nóng,
mực
nước
ao
nuôi
xuống
thấp,
môi
trường
không
ổn
định,
kết
hợp
với
độ
mặn
tăng
cao
(trên
25‰)
nên
không
thuận
lợi
cho
sinh
trưởng
và
phát
triển
của
tôm.
Vì
vậy,
nhiều
tôm
nuôi
ao
đã
bị
sốc
và
chết.
Chỉ
riêng
vùng
nuôi
tôm
quảng
canh
cải
tiến,
tính
đến
cuối
tháng
2-2016,
diện
tích
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại
hơn
2.000ha.
Theo
thống
kê
của
Tổng
cục
Thủy
sản,
tính
đến
cuối
tháng
2-2016,
diện
tích
nuôi
tôm
nước
lợ
đạt
khoảng
368.000ha;
trong
đó
diện
tích
nuôi
tôm
sú
358.000ha
(bằng
86%
so
với
cùng
kỳ),
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
9.794ha
(bằng
72%
so
với
cùng
kỳ).
Hầu
hết
các
địa
phương
đều
thả
nuôi
ít
hơn
so
với
cùng
kỳ
2015
và
chỉ
đạt
50%
kế
hoạch.
Nguyên
nhân
do
tình
hình
hạn
-
mặn
gay
gắt
nên
người
dân
không
dám
thả
nuôi
theo
lịch
mà
chỉ
nuôi
thăm
dò.
“Như
vậy,
sản
lượng
tôm
sẽ
đạt
thấp
và
có
thể
dẫn
đến
thiếu
nguyên
liệu
cho
các
nhà
máy
chế
biến
xuất
khẩu
trong
những
tháng
tiếp
theo”,
ông
Cẩn
dự
báo.
Theo
sở
NN-PTNT
các
tỉnh
ĐBSCL,
do
hạn
-
mặn
đang
tiếp
tục
gay
gắt
nên
tôm
không
thể
thả
nuôi
được.
Vì
vậy,
trước
mắt
cần
chủ
động
chuẩn
bị
cho
đợt
thả
nuôi
vào
đầu
mùa
mưa
tới.
Tổng
cục
Thủy
sản
cũng
đưa
ra
giải
pháp:
gieo
giống
trước
khi
thả
nuôi
thương
phẩm
trong
ao
đất
hoặc
trải
bạt
trong
thời
gian
30
-
45
ngày.
Cách
làm
này
nhằm
đến
cuối
tháng
5
(dự
báo
có
mưa)
có
thể
kịp
thả
ra
ao
đầm
nuôi
thương
phẩm,
để
tôm
lớn
và
thích
ứng
nhanh.
Mặt
khác,
trong
thời
điểm
này
phải
tranh
thủ
cải
tạo
ao
và
đẩy
mạnh
các
hình
thức
nuôi
khác
như:
mô
hình
nuôi
tôm
-
lúa
kết
hợp
(khoảng
200.000ha),
nâng
cao
năng
suất,
sản
lượng
đối
với
mô
hình
nuôi
quảng
canh
cải
tiến
(khoảng
335.000ha),
phát
triển
mạnh
nuôi
tôm
sinh
thái
(khoảng
22.000ha)…
Giải
pháp
nào?
Là
người
trực
tiếp
nuôi
tôm
và
cũng
là
lãnh
đạo
tại
địa
phương
có
diện
tích
tôm
nuôi
lớn
nhất
nước,
ông
Nguyễn
Tiến
Hải,
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Cà
Mau,
cho
rằng:
“Nguồn
nước
trong
nuôi
tôm
rất
quan
trọng.
Tuy
nhiên,
hệ
thống
thủy
lợi
hiện
nay
chưa
đáp
ứng
được
nhu
cầu
nuôi
trồng
thủy
sản.
Do
tính
cấp
bách
nên
Chính
phủ
cần
sớm
đầu
tư
công
trình
thủy
lợi
có
liên
quan
đến
cả
vùng
vì
chuyện
này
địa
phương
làm
không
được”.
Ông
Hải
đề
xuất
trong
quy
hoạch
nuôi
trồng
thủy
sản
cần
phải
tính
đến
yếu
tố
môi
trường
vì
hiện
nay
nuôi
tôm,
nhất
là
nuôi
công
nghiệp
phát
triển
tràn
lan,
không
kiểm
soát
được
môi
trường
và
dịch
bệnh.
Ông
Lê
Văn
Quang,
Chủ
tịch
HĐQT
Công
ty
CP
Tập
đoàn
thủy
sản
Minh
Phú,
góp
ý:
“Tôm
nuôi
đang
gặp
nhiều
bất
ổn
bởi
giá
thành
cao,
tính
cạnh
tranh
thấp.
Các
địa
phương
chưa
quy
hoạch
được
vùng
nuôi
tốt,
rồi
từ
con
giống
đến
thức
ăn,
giám
sát,
thu
hoạch,
bảo
quản,
vận
chuyển,
chế
biến
xuất
khẩu…
còn
nhiều
hạn
chế
cần
phải
khắc
phục”.
Theo
ông
Quang,
chúng
ta
cần
tạo
ra
sản
phẩm
an
toàn,
chất
lượng.
Xây
dựng
các
mô
hình
nuôi
hiệu
quả,
giúp
các
hộ
nuôi
tôm
nhỏ
lẻ
tham
gia
cùng
doanh
nghiệp
để
phát
triển
bền
vững.
Ngoài
ra,
cần
tăng
cường
chế
biến
tôm
đa
dạng
sản
phẩm
để
nâng
giá
trị
khi
xuất
khẩu.
Tại
hội
nghị,
Thứ
trưởng
Bộ
NN-PTNT
Vũ
Văn
Tám
nhận
định,
con
tôm
muốn
cạnh
tranh
trên
thị
trường
thế
giới
phải
đi
theo
hướng
chất
lượng,
trong
khi
người
nuôi
chỉ
quan
tâm
nhiều
đến
sản
lượng.
“Chúng
ta
phải
có
giải
pháp
để
phát
triển
bền
vững
về
chất
lượng
và
sản
lượng.
Trước
mắt,
hạn
-
mặn
dự
báo
kéo
dài
đến
tháng
6
nên
phải
đẩy
mạnh
quan
trắc,
theo
dõi
diễn
biến
từng
ngày
và
thông
báo
kịp
thời
để
người
dân
phòng
tránh.
Ngành
chuyên
môn
có
biện
pháp
điều
tiết
nước,
điều
chỉnh
diện
tích
thả
nuôi,
thời
vụ…
nhằm
thích
ứng
với
tình
hình”,
Thứ
trưởng
Vũ
Văn
Tám
lưu
ý.
Về
lâu
dài,
Bộ
NN-PTNT
sẽ
rà
soát
quy
hoạch
thủy
lợi,
tập
trung
đầu
tư
phục
vụ
cho
sản
xuất
thủy
sản
vùng
ĐBSCL.
Nghiên
cứu
các
loại
giống
thích
hợp,
đối
tượng
nuôi
chịu
mặn
cao,
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu.
Tổ
chức
lại
sản
xuất
theo
hướng
tập
trung
liên
kết
lại
với
nhau,
gắn
với
doanh
nghiệp
theo
mô
hình
chuỗi
giá
trị…
Báo
động
nuôi
tôm
thẻ
nước
lợ
trong
vùng
nước
ngọt
Sở
NN-PTNT
tỉnh
Đồng
Tháp
cho
biết,
hiện
nay
tình
trạng
nông
dân
tự
ý
thả
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
trong
vùng
nước
ngọt
có
xu
hướng
phát
triển
trở
lại.
Tính
đến
giữa
tháng
3-2016,
nông
dân
các
huyện
Tam
Nông,
Hồng
Ngự,
Cao
Lãnh…
đã
thả
hơn
11,5
triệu
con
giống
thẻ
chân
trắng
với
diện
tích
nuôi
khoảng
67ha.
Theo
đó,
nhiều
hộ
đã
tự
ý
khoan
giếng
để
lấy
nước
ngầm
và
pha
thêm
muối
nhằm
tăng
độ
mặn
để
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng.
Vấn
đề
lo
ngại
là
các
nơi
nuôi
tôm
đều
không
có
hệ
thống
cấp
nước
và
thoát
nước
riêng
biệt;
vì
vậy
khi
các
hộ
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
thải
nguồn
nước
mặn
ra
bên
ngoài
sẽ
dẫn
tới
ô
nhiễm,
nguy
cơ
thiệt
hại
cho
cây
lúa,
hoa
màu
và
các
loại
thủy
sản
nước
ngọt
khác.
Trước
thực
trạng
trên,
Sở
NN-PTNT
tỉnh
Đồng
Tháp
kiến
nghị
UBND
tỉnh
này
chỉ
đạo
Sở
TN-MT
nhanh
chóng
kiểm
tra
và
xử
lý
nghiêm
việc
tự
ý
sử
dụng
nguồn
nước
giếng
khoan
để
nuôi
tôm
thẻ;
chính
quyền
địa
phương
và
ngành
nông
nghiệp
tăng
cường
tuyên
truyền
để
người
nuôi
tôm
hiểu
ý
thức
tác
hại
trước
mắt
và
lâu
dài
của
việc
lấy
nước
mặn
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
trong
vùng
ngọt,
không
để
phát
sinh
thêm
diện
tích
nuôi
tôm
nước
lợ…