Gần
đây
ở
một
số
địa
phương
nuôi
tôm
ven
biển
ĐBSCL
rộ
lên
cách
trị
bệnh
tôm
“truyền
miệng”,
từ
thuốc
tự
chế
hoặc
dùng
tân
dược.
Tôm
không
hết
bệnh,
tốn
tiền
vô
ích,
còn
gây
hệ
lụy
ô
nhiễm
môi
trường
ao
nuôi
nghiêm
trọng.
Báo
động
Anh
Hùng,
người
chuyên
kinh
doanh
thuốc
thú
y
tại
Cần
Thơ
cho
biết:
Nhiều
cửa
hàng
thuốc
thú
y
thủy
sản
biết
rõ
từ
ngày
1/7
sắp
tới
việc
mua
bán
kinh
doanh
chất
cấm,
thuốc
nằm
ngoài
danh
mục
được
phép
lưu
hành
của
Bộ
NN-PTNT
sẽ
bị
cơ
quan
chức
năng
phạt
nặng,
có
thể
xử
lý
hình
sự.
Hơn
nữa
thời
gian
qua
lực
lượng
liên
ngành
đã
nhiều
lần
kiểm
tra
đột
xuất,
do
đó
đa
số
chủ
cửa
hàng
kinh
doanh
tuân
thủ
quy
định
khá
tốt.
Nhưng
khi
chúng
tôi
về
vùng
nuôi
tôm
ven
biển
Sóc
Trăng,
Bạc
Liêu,
thấy
có
diễn
biến
khác.
Đó
là
một
số
người
nuôi
tôm
mua
kháng
sinh
tân
dược
(thuốc
tây)
về
cà
nhuyễn
trộn
vào
thức
ăn
thủy
sản
cho
tôm
ăn.
Bất
kể
thuốc
có
tác
dụng
trị
được
bệnh
tôm
hay
không,
họ
cứ
bắt
chước
nhau
làm,
sử
dụng
vô
tội
vạ.
Vùng
nuôi
tôm
thâm
canh
ở
Sóc
Trăng
-
Ảnh:
HĐ
Chị
Hai
Vân
ở
ấp
Mỏ
Ó,
xã
Trung
Bình,
huyện
Trần
Đề
(Sóc
Trăng)
có
2
ha
với
4
ao
nuôi
tôm
sú
theo
mô
hình
bán
thâm
canh,
cho
biết:
Vùng
ao
nuôi
của
HTX,
trong
đó
chị
là
một
trong
những
xã
viên,
tuân
thủ
nuôi
theo
quy
trình
VietGAP,
tuyệt
nhiên
không
sử
dụng
kháng
sinh
cấm
và
thuốc
tây.
Còn
phía
ao
tôm
bên
ngoài
HTX
thấy
người
ta
chỉ
dẫn
nhau
mua
đủ
các
loại
kháng
sinh
thường
dùng
trị
bệnh
cho
người
như
Tetracyclin,
Ampicillin,
Cotrimoxazol,
Enrofloxacin…
về
trộn
với
thức
ăn
tôm
để
trị
bệnh
tôm.
Mấy
loại
thuốc
này
ra
tiệm
thuốc
tây
mua
hàng
lố,
bao
nhiêu
cũng
có
bán.
Chúng
tôi
hỏi:
Dùng
thuốc
như
vậy
có
trị
được
tôm
hết
bệnh
không?
Chị
Hai
Vân
nói:
Chưa
nghe
ai
nói
thuốc
có
tác
dụng
hay
không,
chỉ
biết
đa
số
tôm
sau
khi
ăn
thức
ăn
có
trộn
kháng
sinh
vào
đều
chết.
Tôi
thấy
trị
bệnh
tôm
kiểu
này
không
ổn
nhưng
tôm
bệnh
quá
các
hộ
cứ
đua
nhau
làm
liều.
Khuyến
cáo
Trước
thực
trạng
người
nuôi
tôm
dùng
thuốc
tây
vô
tội
vạ
trị
bệnh
cho
tôm,
thạc
sĩ
Nguyễn
Ngọc
Phú
Vinh,
Giám
đốc
Trung
tâm
Nghiên
cứu
và
Phát
triển,
Công
ty
CP
Vemedim
(Cần
Thơ),
cho
rằng:
Việc
làm
này
trước
hết
là
sai
luật
định
vì
theo
thông
tư
liên
bộ
Y
tế
-
NN&PTNT,
nghiêm
cấm
sử
dụng
thuốc
dùng
cho
người
để
chữa
bệnh
cho
động
vật
và
ngược
lại.
Do
vậy
nếu
phát
hiện
sự
việc
này,
cơ
quan
chức
năng
có
thể
xử
phạt
cả
tiệm
thuốc
tây
lẫn
người
nuôi
tôm.
Về
mặt
chuyên
môn,
ông
Vinh
cho
biết:
Các
loại
thuốc
trên
đều
là
kháng
sinh,
tức
chỉ
có
tác
dụng
điều
trị
những
bệnh
do
vi
khuẩn
gây
ra,
trong
khi
đó
khoảng
80%
các
bệnh
xảy
ra
ở
tôm
là
do
virus
(không
chịu
tác
động
của
kháng
sinh),
do
vậy
dùng
kháng
sinh
để
trị
bệnh
tôm
(mà
không
được
xác
định
chính
xác
là
bệnh
do
vi
khuẩn)
thì
khả
năng
khỏi
bệnh
rất
thấp.
Ảnh:
Hữu
Đức
Mặt
khác,
thuốc
tây
được
nghiên
cứu
thử
nghiệm
xây
dựng
liều
dùng
cho
người,
nếu
dùng
liều
này
cho
tôm
thì
không
phù
hợp
vì
mỗi
loài
có
liều
dùng
khác
nhau
dựa
trên
đặc
tính
loài
và
đặc
tính
dược
động
học
của
thuốc.
Tôm
là
loại
ăn
thức
ăn
chìm,
thời
gian
ăn
rất
lâu,
do
vậy
các
loại
thuốc
được
chế
biến
chuyên
dùng
cho
tôm
có
đặc
điểm
là
áo
dầu
hoặc
vi
bọc
để
không
bị
phân
rã
trong
nước
khi
thuốc
ở
lâu
trong
nước.
Do
vậy
nếu
cà
thuốc
ra
trộn
vào
thức
ăn
thì
khi
cho
vào
nước,
thuốc
sẽ
trôi
đi
hết
trước
khi
tôm
ăn.
Đối
với
việc
dùng
các
loại
cây
thuốc
nam
trị
bệnh
tôm
cũng
vậy.
Như
đã
nói,
bệnh
tôm
chủ
yếu
do
virus
nên
điều
trị
bệnh
bằng
thảo
dược
có
kết
quả
rất
thấp.
Ngoài
ra
chưa
có
nghiên
cứu
nào
chỉ
ra
liều
lượng
sử
dụng
thuốc
nam
cho
tôm
nên
việc
sử
dụng
này
không
có
cơ
sở.
Tóm
lại,
việc
sử
dụng
thuốc
tân
dược
hay
cây
cỏ
tự
chế,
ngoài
việc
làm
tốn
thời
gian,
công
lao
động,
tiền
bạc
cho
người
nuôi
còn
làm
chậm
đi
quá
trình
chẩn
đoán
và
xử
lý
điều
trị
bệnh
đúng
cách,
làm
cho
tình
trạng
bệnh
tôm
càng
nặng
hơn.
Theo
hướng
dẫn
các
cơ
quan
chuyên
ngành
thủy
sản,
khi
phát
hiện
tôm
bệnh,
người
nuôi
nên
tìm
hiểu
nguyên
nhân
gây
bệnh
(nếu
có
kinh
nghiệm);
đồng
thời
liên
hệ
cơ
quan
chức
năng
tại
địa
phương
(chi
cục
thú
y,
chi
cục
quản
lý
nguồn
lợi
thủy
sản,
các
phòng
thí
nghiệm
bệnh
học
thủy
sản…)
lấy
mẫu
chẩn
đoán
xác
định
chính
xác
nguyên
nhân
gây
bệnh
và
đưa
ra
phác
đồ
điều
trị
hiệu
quả,
an
toàn
nhất.
Bên
cạnh
đó,
để
kiểm
soát
được
tình
trạng
dùng
kháng
sinh
cấm,
ngoài
việc
tăng
cường
kiểm
tra
nơi
buôn
bán
thì
điều
quan
trọng
là
phổ
biến
kiến
thức
đến
người
nuôi
để
họ
hiểu
và
không
sử
dụng.
>>
Bà
Quách
Thị
Thanh
Bình
-
Chi
cục
phó
Chi
cục
Thủy
sản
Sóc
Trăng:
Từ
cuối
tháng
1/2016,
Sở
NN&PTNT
đã
có
công
văn
(số
128/SNN-CCTS)
về
việc
tuyên
truyền
và
phổ
biến
các
qui
định
của
pháp
luật
về
SX
kinh
doanh
và
sử
dụng
hóa
chất,
kháng
sinh
trong
nuôi
trồng
thủy
sản.
Trong
đó,
người
nuôi
tôm
cần
lưu
ý:
Tuyệt
đối
không
sử
dụng
kháng
sinh
để
phòng
bệnh
thủy
sản
trong
quá
trình
nuôi
hoặc
ương
dưỡng;
không
được
tự
ý
sử
dụng
kháng
sinh,
khi
cần
thiết
chỉ
được
sử
dụng
hóa
chất
kháng
sinh
nằm
trong
danh
mục
hóa
chất,
kháng
sinh
hạn
chế
sử
dụng
trong
nuôi
trồng
thủy
sản.
Khi
sử
dụng
kháng
sinh
để
trị
bệnh
phải
theo
phác
đồ
điều
trị
của
cán
bộ
chuyên
môn
về
nuôi
trồng
thủy
sản.
Lưu
ý
kháng
sinh
chỉ
có
tác
dụng
chủ
yếu
trên
mầm
bệnh
là
vi
khuẩn,
không
dùng
thuốc
kháng
sinh
để
trị
các
bệnh
do
virus.
|
Theo
Báo
Nông
nghiệp
Việt
Nam