Bước
vào
vụ
tôm
mới,
mặc
dù
đã
chuẩn
bị
khá
đầy
đủ
các
điều
kiện
nhưng
thời
tiết
bất
lợi
nên
người
nuôi
còn
chờ
đợi.
Theo
khuyến
cáo
của
các
chuyên
gia,
cùng
với
việc
tuân
thủ
lịch
thời
vụ
người
nuôi
cần
chọn
con
giống
chuẩn.
Thời
tiết
“phá”
Hiện,
thời
tiết
đang
bất
lợi
cho
người
nuôi
khu
vực
phía
Nam.
Mưa
lớn
trái
mùa
liên
tục
xuất
hiện
làm
nhiệt
độ
thay
đổi
đột
ngột,
xáo
trộn
độ
pH,
độ
mặn
trong
nước...
tôm
nuôi
rất
dễ
bị
sốc
môi
trường,
khiến
nông
dân
không
khỏi
lo
lắng.
Sau
mỗi
trận
mưa
lớn,
nông
dân
phải
mua
vôi,
hóa
chất
về
xử
lý
nguồn
nước.
Nhiều
người
vừa
xử
lý
xong
môi
trường
ao
nuôi,
chưa
kịp
bắt
tôm
giống
về
thả
đã
gặp
mưa
lớn,
phải
hồi
lại,
chờ
vài
ngày
cho
nước
ổn
mới
tiếp
tục.
Do
đó,
lịch
thời
vụ
bị
chậm
trễ.
Tại
Kiên
Giang,
năm
2017,
tỉnh
thả
nuôi
113.000
ha
tôm
nước
lợ,
trong
đó
nuôi
công
nghiệp,
bán
công
nghiệp
là
2.600
ha,
tôm
-
lúa
89.000
ha,
còn
lại
là
nuôi
quảng
canh
cải
tiến.
Mặc
dù
đã
vào
vụ
nuôi
được
gần
1,5
tháng
nhưng
nông
dân
mới
xuống
giống
được
khoảng
30%
diện
tích.
Trong
khi
đó
tại
Trà
Vinh,
thời
tiết
bất
thường
cũng
đã
gây
thiệt
hại
cho
người
nuôi
tôm.
Hơn
2
tháng
đầu
năm,
các
hộ
nuôi
trên
địa
bàn
tỉnh
bị
thiệt
hại
hơn
100
triệu
con
giống
do
thời
tiết
diễn
biến
phức
tạp,
mưa
trái
mùa,
đồng
thời,
nhiệt
độ
chênh
lệch
giữa
ngày
và
đêm
cao
(từ
5
-
70
C)
nên
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
tăng
đột
biến
và
lây
lan
rộng.
Cầu
Ngang
là
địa
phương
thiệt
hại
nặng
nhất.
Toàn
huyện
có
gần
1.000
hộ
thả
nuôi
hơn
95
triệu
con
tôm
sú
giống
trên
diện
tích
hơn
497
ha.
Và
khoảng
1.700
hộ
thả
nuôi
hơn
350
triệu
con
tôm
thẻ
chân
trắng
trên
diện
tích
712
ha.
Tuy
nhiên
đã
có
366
hộ
nuôi
bị
thiệt
hại
với
hơn
33
triệu
tôm
sú
giống
trên
diện
tích
167
ha.
Cẩn
trọng
xuống
giống
Theo
Tổng
cục
Thủy
sản,
công
tác
quan
trắc,
cảnh
báo
môi
trường
và
dịch
bệnh
phục
vụ
nuôi
tôm
tại
nhiều
địa
phương
còn
thiếu
hoặc
hoạt
động
chưa
hiệu
quả,
đặc
biệt
là
tại
các
vùng
nuôi
quảng
canh.
Việc
kiểm
soát
điều
kiện
môi
trường
và
dịch
bệnh
là
yếu
tố
tối
quan
trọng
đảm
bảo
hiệu
quả
nghề
nuôi
tôm.
Do
đó,
để
thả
nuôi
vụ
mới
như
ý,
các
địa
phương
cần
thực
hiện
nghiêm
túc
khung
lịch
thời
vụ
thả
giống
và
triển
khai
kế
hoạch
nuôi
tôm
nước
lợ.
Ngành
chức
năng
cũng
tăng
cường
khuyến
cáo
người
nuôi
thực
hiện
quy
trình
kỹ
thuật
đã
được
tổng
kết
từ
mô
hình
nuôi
thành
công,
quản
lý
tốt
môi
trường
để
phòng
ngừa
dịch
bệnh.
Tôm
giống
phải
được
mua
tại
cơ
sở
uy
tín,
có
xuất
xứ,
đã
được
kiểm
dịch,
cỡ
giống
tôm
thẻ
chân
trắng
PL12
và
tôm
sú
PL15.
Thả
giống
phải
tuân
thủ
theo
lịch
thời
vụ
của
cơ
quan
quản
lý
thủy
sản
địa
phương.
Mỗi
ao
nuôi
cần
thả
đủ
lượng
giống
trong
một
lần.
Toàn
trại
(một
khu
vực)
nuôi
nên
tập
trung
thả
giống
trong
thời
gian
3
-
4
ngày.
Đối
với
hình
thức
nuôi
tôm
công
nghiệp,
nên
chạy
quạt
nước
từ
đêm
hôm
trước
đến
sáng
sớm
hôm
sau
để
đảm
bảo
hàm
lượng
ôxy
hòa
tan
trong
nước
đạt
trên
5
mg/l,
sau
đó
tắt
quạt
và
tiến
hành
thả
tôm
giống.
Nhiều
người
nuôi
tôm
cho
biết,
dù
kinh
nghiệm
đã
có
nhưng
họ
cũng
cần
tham
khảo
ý
kiến
của
ngành
chuyên
môn,
từ
tuân
thủ
lịch
thời
vụ
đến
xử
lý
ao
nuôi.
Những
đóng
góp
này
giúp
việc
nuôi
đạt
hiệu
quả
hơn.
Đặc
biệt
trong
tình
hình
hiện
nay,
dịch
bệnh
và
môi
trường
nuôi
ngày
càng
ô
nhiễm,
người
nuôi
có
xu
hướng
sử
dụng
sản
phẩm
không
có
nguồn
gốc
xuất
xứ
rõ
ràng
ngày
càng
nhiều,
do
đó,
môi
trường
ngày
càng
“khó
chiều”,
và
vòng
luẩn
quẩn
ô
nhiễm,
khó
nuôi
lại
đi
lặp
lại.
Nhiều
doanh
nghiệp
cũng
kiến
nghị,
Bộ
NN&PTNT
nên
chỉ
đạo
các
địa
phương
ương
thả
tôm
giống
theo
kế
hoạch
trước
mới
được
phép
thả
thẳng
xuống
ao
nuôi.
Đối
với
tôm
giống
chợ
buộc
phải
dèo
để
đảm
bảo
chất
lượng.
Phía
doanh
nghiệp
khi
cung
cấp
giống
ra
thị
trường,
cần
tuân
thủ
nghiêm
ngặt
các
quy
định
của
nhà
nước
như
kiểm
dịch,
tiêu
chuẩn
kích
cỡ,
sạch
bệnh,
chất
lượng
cao…
Thủy
sản
Việt
Nam