13:43 ICT Chủ nhật, 13/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20


Hôm nayHôm nay : 1398

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15218

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3983882

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

3 sản phẩm nuôi chủ lực dành cho xuất khẩu

Thứ ba - 12/02/2019 15:32
Tổng cục Thủy sản đã đề nghị đưa tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra vào Danh mục đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu.
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua nhiều hội thảo và tham vấn của các nhà quản lý, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị đưa tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra vào Danh mục đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu, những đối tượng này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định trong sản phẩm nuôi chủ lực.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra chiếm gần 65% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra vượt mức 2 tỷ USD, đạt mức 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%; xuất khẩu tôm đạt 3,58 tỷ USD, theo đó tôm thẻ chân trắng đạt giá trị 2,48 tỷ USD; tôm sú là 810 triệu USD.

Tôm thẻ chân trắng, tôm sú là những sản phẩm nuôi chủ lực dành cho xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện còn gặp nhiều thách thức về rào cản kiểm soát nhập khẩu của các nước trong Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ. Đây là những điểm cần lưu ý mà doanh nghiệp cùng với cơ quan quản lý Nhà nước phải chung tay nhiều hơn để vượt qua.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam, trước hết phải làm tốt những quy định trong Luật Thủy sản, trong đó chú trọng khâu đăng ký quản lý nuôi, qua đó cân đối cung, cầu vừa hướng tới sản xuất có trách nhiệm, truy suất nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết thêm, đối với sản phẩm cá tra đang cùng với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá tra phi lê chất lượng cao. Cải tiến quy trình công nghệ chế biến, để sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu chất lượng tương đương như cá hồi Na Uy.

Bên cạnh đó cần nghiên cứu chọn giống, cần thay thế đàn cá bố mẹ để nâng cao năng suất, chất lượng, truy suất nguồn gốc. Đồng thời nâng cao các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, tận dụng các sản phẩm còn lại của chế biến để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.

Tương tự đối với tôm, có những nghiên cứu và đang đề nghị các doanh nghiệp cùng phối hợp, chọn giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú để sớm chủ động được đàn tôm bố mẹ; cải tiến quy trình nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm tùy thuộc vào các vùng nuôi. Ngoài ra tận dụng lợi thế về nuôi tôm quảng canh, tôm sú để phát triển nuôi./.



 



Theo VOV1






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập