Sáu
tháng
đầu
năm,
xuất
khẩu
tôm
chỉ
mang
về
cho
Việt
Nam
1,3
tỷ
USD,
giảm
28%
so
cùng
kỳ
năm
trước.
Với
nhiều
khó
khăn
như
hiện
nay,
liệu
ngành
tôm
có
thể
cán
đích
như
kỳ
vọng?
Cung
thừa
và
sức
mua
giảm
Nhìn
vào
cơ
cấu
và
giá
trị
xuất
khẩu
các
mặt
hàng
thủy
những
năm
qua
sẽ
thấy,
con
tôm
luôn
chiếm
một
phần
quan
trọng
trong
kế
hoạch
xuất
khẩu
hằng
năm
của
các
nhà
quản
lý.
Năm
2014,
trong
8
tỷ
USD
của
xuất
khẩu
thủy
sản,
con
tôm
chiến
hơn
51%.
Vì
thế,
trong
6
tháng
đầu
năm
nay,
xuất
khẩu
tôm
đạt
1,3
tỷ
USD,
giảm
28%
so
cùng
kỳ
năm
trước
đã
khiến
giá
trị
xuất
khẩu
thủy
sản
6
tháng
đầu
năm
giảm
16%
so
với
cùng
kỳ.
Hiện
con
tôm
Việt
Nam
có
ba
thị
trường
quan
trọng
là
Mỹ,
Nhật
và
EU,
trong
đó,
Mỹ
và
Nhật
là
hai
thị
trường
quyết
định
đến
giá
trị
xuất
khẩu
của
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
tôm.
Năm
nay,
hai
thị
trường
này
giảm
sức
mua
đã
ảnh
hưởng
đến
giá
trị
xuất
khẩu
của
con
tôm.
Theo
VASEP,
những
năm
trước,
hội
chứng
tôm
chết
sớm
(EMS)
xuất
hiện
đồng
loạt
tại
các
nước
nuôi
tôm,
khiến
nguồn
tôm
nguyên
liệu
cung
cấp
cho
thị
trường
giảm
trong
khi
nhu
cầu
không
giảm.
Năm
nay,
EMS
đã
được
khống
chế
ở
hầu
hết
các
nước,
vì
thế,
sản
lượng
tôm
nuôi
được
dự
báo
tăng
mạnh.
Một
khi
nguồn
cung
tôm
từ
các
nước
như
Ấn
Độ,
Thái
Lan…
dồi
dào,
các
nhà
nhập
khẩu
sẽ
“tạm
dừng”
để
làm
giá.
Điểm
dễ
dàng
nhận
thấy
là
các
nước
có
xuất
khẩu
tôm
trong
khu
vực
như
Ấn
Độ,
Thái
Lan
hay
các
nước
Nam
Mỹ
vốn
có
thế
mạnh
về
tôm
thẻ
chân
trắng,
còn
Việt
Nam
với
điều
kiện
tự
nhiên
thuận
lợi
có
thể
nuôi
một
lúc
tôm
thẻ
chân
trắng
lẫn
tôm
sú
và
có
thể
chuyển
đổi
cho
nhau
khi
nhu
cầu
thị
trường
cần.
Có
thể
kỳ
vọng?
Theo
Bộ
NN&PTNT,
diện
tích
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
của
cả
nước
khoảng
40.000
ha,
giảm
gần
19%
so
cùng
kỳ
năm
trước,
riêng
ĐBSCL
diện
tích
thả
nuôi
là
34.800
ha,
giảm
26,5%,
sản
lượng
trên
66.000
tấn,
giảm
hơn
22%
so
cùng
kỳ.
Cùng
đó,
sau
khi
tôm
thẻ
rớt
giá,
nhiều
hộ
đã
chuyển
sang
tôm
sú.
Hiện,
diện
tích
nuôi
thả
tôm
sú
vào
khoảng
550.000
ha,
tăng
gần
3%
so
cùng
kỳ
năm
trước,
sản
lượng
đạt
111.000
tấn,
tăng
gần
3%.
Nhiều
tỉnh
có
diện
tích
nuôi
tôm
sú
tăng,
như
Kiên
Giang
hơn
11%
diện
tích
và
gần
16%
sản
lượng,
Sóc
Trăng
tăng
gần
3%
về
diện
tích
nhưng
tăng
tới
hơn
48%
về
sản
lượng.
Theo
ông
Lê
Văn
Quang,
Tổng
Giám
đốc
Công
ty
CP
Tập
đoàn
Thủy
hải
sản
Minh
Phú,
giá
tôm
giảm
trong
thời
gian
qua
là
do
trong
năm
2014,
nguồn
cung
tôm
vượt
quá
nhu
cầu
tiêu
thụ
khoảng
4%
và
năm
nay
khoảng
7%,
vì
thế
giá
tôm
trên
thị
trường
thế
giới
không
thể
tăng
lên
được.
Còn
theo
ông
Trương
Đình
Hòe,
thường
thời
điểm
những
tháng
cuối
năm,
nhu
cầu
tiêu
thụ
các
sản
phẩm
chế
biến
từ
tôm
bắt
đầu
tăng
mạnh.
Một
tín
hiệu
đáng
mừng
cho
con
tôm
Việt
Nam
là
trong
đợt
rà
soát
sơ
bộ
hành
chính
lần
thứ
9
(POR9)
thuế
chống
bán
phá
giá
cho
khoảng
thời
gian
từ
2/1/2013
đến
31/1/2014,
mức
thuế trung
bình
với
mặt
hàng
tôm
xuất
khẩu
của
Việt
Nam
xuống
dưới
1%,
và
thông
thường
lần
công
bố
kết
quả
cuối
cùng
vào
tháng
9
hằng
năm
sẽ
không
có
nhiều
biến
động
so
với
lần
rà
soát
sơ
bộ.
Việc
chịu
thuế
bán
phá
giá
thấp
cũng
giúp
tôm
Việt
Nam
có
thể
xâm
nhập
sâu
hơn
vào
thị
trường
Mỹ,
vốn
đang
chiếm
19%
tổng
giá
trị
xuất
khẩu
thủy
sản
Việt
Nam
trong
nửa
đầu
năm.
Vì
thế,
có
thể
lạc
quan
tin
rằng,
xuất
khẩu
cả
năm
sẽ
ở
mức
4
tỷ
USD,
tương
đương
với
năm
2014.
>>
Ông
Trương
Đình
Hòe,
Tổng
thư
ký
VASEP
cho
rằng,
nhiều
khả
năng
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
thủy
sản
của
Việt
Nam
năm
nay
sẽ
không
bằng
năm
trước,
trong
đó,
sự
sụt
giảm
giá
trị
xuất
khẩu
của
con
tôm
là
một
phần
nguyên
nhân.
Theo
Thủy
sản
Việt
Nam