Tuy
nhiên,
theo
chia
sẻ
của
một
số
DN
có
kinh
nghiệm
thì
Nga
là
thị
trường
tiềm
năng
nhưng
không
hề
“dễ
ăn”.
Lãnh
đạo
một
DN
chuyên
NK
máy
móc,
trang
thiết
bị
đo
lường
từ
Nga
về
Việt
Nam
tâm
sự,
từng
sinh
sống
và
làm
việc
hơn
hai
năm
tại
xứ
sở
Bạch
Dương
ông
nhận
thấy
đây
là
thời
cơ
lớn
để
hàng
hóa
của
Việt
Nam
xâm
nhập
vào
thị
trường
Nga.
Tuy
nhiên,
khác
với
thời
bao
cấp
hàng
hóa
của
ta
dù
có
kém
chất
lượng
hay
bị
lỗi
vẫn
được
nước
bạn
chấp
nhận
gọi
là
hình
thức
hỗ
trợ,
giúp
đỡ
nhau,
nhưng
ngày
nay
nền
kinh
tế
của
Nga
đòi
hỏi
về
chất
lượng
và
thủ
tục
với
những
mặt
hàng
NK,
đặc
biệt
thực
phẩm
không
kém
gì
EU,
Mỹ
hay
Nhật
Bản.
Bằng
chứng
là
các
mặt
hàng
lương
thực,
thực
phẩm
của
Nga
trước
khi
cấm
vận
chủ
yếu
được
nhập
từ
EU,
một
trong
những
nơi
có
tiêu
chuẩn
về
ATVSTP
hàng
đầu
thế
giới.
Cũng
theo
vị
lãnh
đạo
DN
trên,
thị
trường
Nga
đang
rất
thiếu
các
mặt
hàng
với
số
lượng
lớn
như:
nông
sản
(gạo,
dưa
muối,
mì
tôm,
cà
phê,
hạt
điều,
lạc);
kế
tiếp
là
các
mặt
hàng
thủ
công
mỹ
nghệ
và
đồ
may
mặc.
Ngoài
ra,
nhu
cầu
thịt
tươi
sống,
đặc
biệt
thịt
lợn
mảnh
và
thủy
sản
của
Nga
cũng
vô
cùng
lớn
do
nguồn
cung
từ
các
nước
châu
Âu
đang
tạm
thời
gián
đoạn.
Là
một
người
sinh
ra
trên
đất
nước
Nga,
bà
Nguyễn
Minh
Hoa
-
Chủ
tịch
HĐQT
Cty
CP
Đầu
tư
phát
triển
Nga
Việt
cho
biết,
DN
của
bà
là
đơn
vị
đầu
mối
NK
và
phân
phối
độc
quyền
các
sản
phẩm
phân
bón
nano,
hữu
cơ
khoáng
và
phân
vi
lượng
của
Nga
tại
Việt
Nam.
XK
nông
sản,
thực
phẩm
sang
thị
trường
Liên
bang
Nga
rất
tiềm
năng
nhưng
không
hề
“dễ
ăn”.
Tuy
nhiên,
nhờ
mối
quan
hệ
với
hệ
thống
DN
bên
phía
Nga
nên
Cty
Nga
Việt
đang
trở
thành
cầu
nối
đưa
một
số
mặt
hàng
nông
sản,
thực
phẩm
của
Việt
Nam
tiếp
cận
thị
trường
Liên
bang
Nga,
mới
đây
nhất
là
sản
phẩm
thịt
bò
từ
Nhật
Bản.
Sở
dĩ
những
DN
như
của
bà
Hoa
hiện
rất
quan
trọng
vì
theo
quy
định
của
Nga
muốn
xin
giấy
phép
XK
sang
Nga
phải
có
đối
tác
đơn
hàng
từ
phía
nước
bạn,
nhưng
ngược
lại
muốn
có
đơn
hàng
và
đối
tác
lại
phải
có
giấy
phép
từ
cơ
quan
quản
lí.
Vì
vậy,
xin
được
giấy
phép
XK
sang
Liên
bang
Nga
là
chuyện
không
hề
đơn
giản.
“Ngoài
chi
phí
vận
chuyển,
bảo
quản
quá
lớn
thì
còn
một
khó
khăn
lớn
với
các
DN
Việt
Nam
khi
tiếp
cận
thị
trường
Liên
bang
Nga
là
chi
phí
để
xin
giấy
phép
XK
từ
các
cơ
quan
hữu
quan
của
nước
bạn
vô
cùng
tốn
kém
cũng
như
mất
thời
gian.
Hơn
nữa,
hiện
một
số
DN
của
Trung
Quốc
và
Hàn
Quốc
họ
sang
hẳn
Liên
bang
Nga
thuê
đất
làm
nông
nghiệp
nên
áp
lực
cạnh
tranh
về
giá
và
chất
lượng
với
những
đơn
vị
này
không
hề
nhỏ”,
bà
Nguyễn
Minh
Hoa
chia
sẻ.
Về
nhu
cầu
tiêu
thụ
thịt
lợn
mảnh
của
Nga,
trao
đổi
với
chúng
tôi,
ông
Nguyễn
Văn
Trọng
-
Phó
Cục
trưởng
Cục
Chăn
nuôi
(Bộ
NN-PTNT)
cho
biết,
cuối
tháng
8/2014
đoàn
công
tác
của
Nga
có
sang
Việt
Nam
khảo
sát
thị
trường
chăn
nuôi
để
tiến
hành
đặt
hàng
sản
phẩm
lợn
mảnh.
Tuy
nhiên,
do
phía
Nga
yêu
cầu
các
quy
định
về
thú
y,
kiểm
dịch
quá
khắt
khe
nên
hầu
hết
chưa
có
DN
nào
tại
Việt
Nam
đáp
ứng
được
nhu
cầu.
Chỉ
có
duy
nhất
Tập
đoàn
Dabaco
Việt
Nam
tại
Bắc
Ninh
đáp
ứng
được
tiêu
chí
vùng
an
toàn
dịch
bệnh
và
có
chuỗi
khép
kín
từ
con
giống,
thức
ăn
chăn
nuôi
tới
giá
công
và
giết
mổ,
song
giá
thành
lại
chưa
ổn
do
quãng
đường
vận
chuyển
quá
dài.
Chính
vì
vậy,
từ
tháng
10/2014
đến
nay
Liên
bang
Nga
đã
tiến
hành
NK
hàng
trăm
ngàn
tấn
thịt
lợn
mảnh
từ
thị
trường
Thái
Lan
để
bù
đắp
lượng
thực
phẩm
thiếu
hụt
trong
nước
do
bị
cấm
vận.
Theo
kết
luận
và
đề
xuất
từ
phía
đoàn
công
tác
của
Liên
bang
Nga
và
Liên
minh
hải
quan
khi
làm
việc
với
Bộ
NN-PTNT
thì
phía
Nga
có
đưa
ra
12
yêu
cầu
đề
nghị
phía
Việt
Nam
làm
rõ,
kiểm
soát
chặt
hơn,
tăng
tần
suất
kiểm
tra,
thậm
chí
là
sửa
đổi
lại
một
số
quy
định
cho
phù
hợp
đối
với
sản
phẩm
có
nguồn
gốc
động
vật,
bao
gồm
cả
hải
sản
dùng
để
XK
sang
các
nước
thành
viên
của
Liên
minh
hải
quan.
Nhìn
chung,
tất
cả
12
kiến
nghị
từ
phía
Liên
bang
Nga
và
Liên
minh
hải
quan
chủ
yếu
tập
trung
vào
lĩnh
vực
tiêu
chuẩn
dịch
bệnh
và
hệ
thống
thú
y.
“Không
chỉ
XK
sang
Nga
mà
với
cả
các
nước
thuộc
khối
EU,
Mỹ,
Nhật
Bản,
Hàn
Quốc
hiện
họ
yêu
cầu
chúng
ta
phải
có
vùng
chăn
nuôi
an
toàn
dịch
bệnh,
có
hệ
thống
quản
lí,
giám
sát,
kiểm
định
thú
y
theo
tiêu
chuẩn
của
Liên
minh
hải
quan,
có
chuỗi
chăn
nuôi
khép
kín.
Tuy
nhiên,
hiện
chúng
ta
mới
quy
hoạch
xây
dựng
được
hai
vùng
chăn
nuôi
an
toàn
dịch
bệnh
là
Nam
Định
và
Thái
Bình,
song
cũng
mới
chỉ
nằm
trên
giấy
tờ”,
Phó
Cục
trưởng
Cục
Chăn
nuôi
Nguyễn
Văn
Trọng.