Mới
đây,
Bộ
Thương
mại
Mỹ
đã
công
bố
kết
quả
cuối
cùng
rà
soát
hành
chính
lần
thứ
9
(POR9)
thuế
chống
bán
phá
giá
tôm
đông
lạnh
nhập
khẩu
từ
Việt
Nam,
thuế
suất
trung
bình
chỉ
còn
0,91%,
giảm
mạnh
so
với
thuế
suất
6,37%
của
POR8
hồi
tháng
3/2015.
Thế
nhưng,
theo
Hiệp
hội
Chế
biến
và
xuất
khẩu
thủy
sản
Việt
Nam
(VASEP),
trong
8
tháng
đầu
năm
2015,
tôm
Việt
Nam
xuất
khẩu
sang
Mỹ
giảm
mạnh,
chỉ
đạt
khoảng
370
triệu
USD.
Dự
báo,
xuất
khẩu
tôm
sang
Mỹ
cả
năm
2015
chỉ
khoảng
638
triệu
USD,
giảm
hơn
40%
so
với
năm
2014,
dù
những
tháng
cuối
năm
có
thể
tăng
đôi
chút.
Vì
sao
vậy?
Theo
biểu
đồ
phân
chia
thị
phần
tôm
của
Bloomberg,
điều
dễ
nhìn
thấy
nhất
là
tôm
Việt
Nam
đang
lép
vế
trên
“sàn
đấu”
thị
trường
Mỹ,
chỉ
chiếm
thị
phần
12,9%,
đứng
sau
Ấn
Độ
(19,1%),
Indonesia
(18,2%),
Ecuador
(16,3%),
chỉ
đứng
trên
Thái
Lan
một
chút
(11,4%),
bởi
2
năm
qua,
Thái
Lan
mất
xấp
xỉ
1/2
sản
lượng
tôm
do
dịch
bệnh.
Rất
đáng
suy
ngẫm.
Hiện
giá
tôm
nhập
khẩu
vào
Mỹ
giảm
thấp,
do
những
làn
sóng
tôm
từ
các
quốc
gia
châu
Á
tràn
vào,
cạnh
tranh
dữ
dội.
Một
doanh
nhân
chuyên
xuất
khẩu
tôm
phân
tích:
Đồng
tiền
các
nước
Ấn
Độ,
Indonesia...
mất
giá
tới
20-
30%
so
với
đồng
USD,
khiến
giá
tôm
của
các
quốc
gia
này
thấp
hơn
tôm
Việt
Nam
khoảng
2-
3
USD/kg.
Vì
vậy,
dù
Mỹ
giảm
thuế
chống
bán
phá
giá
và
đồng
Việt
Nam
giảm
giá
so
với
đồng
USD
thì
giá
tôm
Việt
Nam
cũng
không
“đấu”
nổi
với
tôm
Ấn
Độ,
Indonesia...
Nhìn
lại
chính
mình,
giá
xuất
khẩu
cao
chính
là
hệ
quả
của
hệ
quả-
giá
thành
sản
xuất
tôm
Việt
Nam
luôn
đứng
trên
cao
bởi
nhiều
nguyên
nhân.
Nhiều
doanh
nhân
tính
toán:
Việt
Nam
nhập
khẩu
tôm
giống
với
giá
khoảng
90
đồng/con,
chi
phí
thức
ăn
khoảng
35.000
đồng/con,
cộng
thêm
thuốc
phòng
trừ
dịch
bệnh,
chi
phí
khác,
giá
tôm
thành
phẩm
Việt
Nam
khoảng
80.000
đồng/kg,
trong
khi
tôm
Ấn
Độ
chỉ
khoảng
50.000
đồng/kg.
Thêm
nữa,
tỷ
lệ
nuôi
tôm
thành
công
ở
Việt
Nam
chỉ
đạt
30%
(ở
Indonesia,
Ấn
Độ
tới
70%),
nghĩa
là
100
ha
nuôi
tôm
chỉ
thu
được
30
ha,
do
tôm
chết
lên
chết
xuống!...
Chuỗi
giá
trị
tôm
đang
“có
vấn
đề”.
Đáng
quan
tâm,
không
chỉ
tới
thị
trường
Mỹ,
tôm
Việt
Nam
xuất
khẩu
sang
Nhật
Bản,
EU,
Trung
Quốc,
Hàn
Quốc...
cũng
đang
sụt
giảm
mạnh.
Tính
đến
giữa
tháng
7/2015,
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
chỉ
đạt
1,4
tỷ
USD,
giảm
28,1%
so
với
cùng
kỳ
năm
2014.
Không
thể
không
làm
một
cuộc
“cách
mạng”
về
chuỗi
giá
trị
tôm.
Nếu
không,
tôm
Việt
sẽ
ngày
càng
“bơi
giật
lùi”,
khó
tiếp
cận
thị
trường
thế
giới.