Với
những
ưu
điểm
vượt
trội
như:
hàm
lượng
dinh
dưỡng
cao,
giá
bán
cạnh
tranh,
phù
hợp
với
khẩu
vị
nhiều
người
tiêu
dùng...
nên
con
cá
tra
Việt
Nam
được
các
nhà
nhập
khẩu
quốc
tế
nhận
định
là
"loại
thực
phẩm
tuyệt
vời".
Chính
vì
thế,
sản
phẩm
cá
tra
phi
lê
của
Việt
Nam
hiện
chiếm
80%
thị
phần
thế
giới.
Đây
là
điều
kiện
thuận
lợi
để
các
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
cá
tra
nước
ta
chiếm
thế
thượng
phong
trong
việc
định
giá
mặt
hàng
này.
Tuy
nhiên,
dõi
theo
hành
trình
xuất
ngoại
của
con
cá
tra
thời
gian
qua
có
thể
thấy
mọi
thứ
dường
như
ngược
lại.
Từ
vị
thế
một
sản
phẩm
độc
quyền,
chỉ
sau
một
thời
gian
xuất
khẩu,
giá
cá
tra
bắt
đầu
giảm
mạnh.
Thậm
chí,
khi
sản
lượng
cá
tra
càng
xuất
đi
nhiều
thì
giá
bán
lại
càng
rớt
thê
thảm.
Những
năm
cuối
thập
niên
90,
giá
cá
tra
chào
bán
của
Việt
Nam
tại
thị
trường
Hoa
Kỳ
bình
quân
khoảng
4,93
USD/kg
thì
những
năm
gần
đây
chỉ
còn
dao
động
ở
mức
1,8
-2,5
USD/kg,
giảm
khoảng
40%.
Điều
đáng
nói
là
giá
cá
giảm
mạnh
trong
khi
chi
phí
đầu
vào
(thức
ăn,
nhân
công,
thuốc
thú
y…)
để
nuôi
cá
không
ngừng
leo
dốc...
Đâu
là
nguyên
nhân
dẫn
đến
tình
trạng
trên?
Một
trong
những
nguyên
nhân
chính
là
do
các
doanh
nghiệp
cạnh
tranh
nội
bộ,
phá
giá
lẫn
nhau.
Thật
đáng
buồn!
Bởi
giá
cá
tra
giảm
liên
tục
khiến
các
nhà
nhập
khẩu
ngày
càng
ngán
ngẩm
với
mặt
hàng
này
vì
không
phải
lúc
nào
các
nhà
nhập
khẩu
cũng
mong
muốn
mua
cá
với
giá
rẻ.
Mặc
dù
mua
vào
giá
rẻ
nhưng
giá
ngày
hôm
sau
lại
giảm
mạnh
hơn
hôm
trước
gây
nên
tình
trạng
"loạn
giá"
khiến
doanh
nghiệp
nhập
khẩu
khó
kiếm
lời.
Không
chỉ
vậy,
cách
làm
ăn
"chộp
giựt,
bát
nháo"
này
đã
để
lại
ấn
tượng
xấu
cho
khách
hàng
nước
ngoài.
Đó
là
chưa
kể
con
cá
tra
còn
phải
vượt
biết
bao
rào
cản
kỹ
thuật,
thương
mại
rồi
truyền
thông
bôi
nhọ
tại
nước
ngoài...
Làm
gì
để
nâng
giá
bán
và
trả
lại
giá
trị
thực
của
cá
tra?
Đây
là
một
vấn
đề
nhức
nhối
được
đặt
ra
nhiều
năm
qua.
Theo
các
chuyên
gia
trong
ngành,
tình
trạng
tranh
mua,
tranh
bán,
đua
nhau
hạ
giá
bán
như
hiện
nay
một
phần
không
nhỏ
là
do
khâu
quản
lý
nhà
nước
chưa
tốt.
Do
đó,
bên
cạnh
việc
quy
hoạch
lại
sản
xuất,
xúc
tiến
thương
mại,
ngành
chức
năng
cần
xây
dựng
giá
sàn
xuất
khẩu
đối
với
cá
tra.
Mức
giá
sàn
này
tuyệt
đối
phải
căn
cứ
vào
thực
tế
sản
xuất
cá
tra
và
phù
hợp
giá
cá
phi
lê
thịt
trắng
trên
thị
trường
thế
giới.
Nhiều
chuyên
gia
thủy
sản
cũng
khuyến
cáo
phải
đa
dạng
hóa
sản
phẩm
cá
tra
xuất
khẩu
(cá
tẩm
bột,
tẩm
gia
vị;
các
sản
phẩm
làm
từ
da,
xương
cá...),
thay
vì
chỉ
xuất
khẩu
cá
phi
lê
như
hiện
nay.
Điều
này
không
chỉ
giúp
tăng
giá
trị,
mà
còn
giúp
giảm
nguy
cơ
bị
các
nước
kiện
bán
phá
giá...
Một
số
ý
kiến
cho
rằng,
con
cá
tra
đã
quá
quen
thuộc
là
loại
cá
giá
rẻ
khi
xuất
ra
thế
giới.
Vì
vậy,
để
nâng
được
giá
bán
là
rất
khó.
Để
con
cá
tra
có
thể
"làm
giá",
trước
hết
phải
tìm
một
sản
phẩm
thay
thế.
Và
con
cá
rô
phi
được
xem
là
bước
đệm
để
nâng
giá
cá
tra.
Nhu
cầu
cá
rô
phi
tại
thị
trường
thế
giới
đang
tăng
cao.
Trong
khi
điều
kiện
ở
Việt
Nam,
đặc
biệt
là
vùng
ĐBSCL
có
thể
nuôi
loài
cá
này
quanh
năm.
Người
nuôi
có
thể
mở
rộng
diện
tích
hoặc
tận
dụng
diện
tích
bị
treo
ao
của
cá
tra
để
nuôi
cá
rô
phi.
Rút
kinh
nghiệm
sâu
sắc
từ
con
cá
tra,
trong
giai
đoạn
đầu
xuất
khẩu,
doanh
nghiệp
Việt
phải
định
giá
thật
tốt
cho
sản
phẩm
cá
rô
phi.
Một
khi
con
cá
rô
phi
phát
triển
thì
đồng
nghĩa
với
việc
diện
tích,
sản
lượng
cá
tra
sẽ
giảm
xuống.
Điều
này
dẫn
đến
nguồn
cung
cá
tra
giảm,
cầu
lớn
hơn
cung
thì
doanh
nghiệp
có
thể
từng
bước
một
nâng
giá
con
cá
tra...
Hơn
thế,
đây
là
cơ
hội
để
nước
ta
phát
triển
thêm
một
đối
tượng
thủy
sản
tiềm
năng
mới-
con
cá
rô
phi.
Như
vậy,
đường
đi
của
con
cá
tra
đã
được
vạch
rõ.
Vấn
đề
còn
lại
là
ngành
chức
năng,
doanh
nghiệp
và
người
nuôi
bắt
tay
vào
làm
như
thế
nào
để
đạt
được
kết
quả
như
mong
đợi,
đưa
con
cá
tra
về
đúng
giá
trị
thực
của
nó..
Báo
Cần
Thơ