02:23 EST Thứ năm, 12/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 8


Hôm nayHôm nay : 865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15751

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065294

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Khoa học kỹ thuật

Bột protein gạo thay thế bột cá trong khẩu phần của TTCT giống

Chủ nhật - 05/03/2023 21:43
Bột protein gạo có thể thay thế 10% bột cá trong khẩu phần của TTCT giống mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của vật nuôi.
Bột protein gạo (RPM), một loại thực phẩm sinh khả dụng cao, là một protein ít kháng nguyên và không gây phản ứng dị ứng. RPM được chiết xuất bằng công nghệ phân tách các phụ phẩm như tấm, mầm gạo, cám gạo và trấu trong quá trình chế biến gạo. Hàm lượng protein thô của protein gạo dao động 60 – 68% với lượng protein tiêu hóa trên 56% nên sinh khả dụng cao, dễ hấp thụ và dễ sử dụng hơn ngô, lúa mỳ và các loại protein khác.

Một số nghiên cứu đã đánh giá thay thế bột cá bằng bột protein gạo trong khẩu phần của TTCT (Litopenaeus vannamei) giống. Tuy nhiên, tỷ lệ thay thế cao có thể gây hại tới sức khỏe của tôm và ảnh hưởng đến thành phần hệ vi khuẩn đường ruột.

Trong điều kiện bình thường, hệ vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột hoạt động như một cộng đồng sinh thái ổn định giúp đẩy lùi vi khuẩn lạ và đóng vai trò hàng rào miễn dịch sinh học của ruột tôm. Hiện chưa có nghiên cứu về hiệu quả của RPM đối với hệ vi khuẩn đường ruột và khả năng miễn dịch của tôm. Do đó, nghiên mới đây của Lin, H. et al. 2022 tập trung vào tác động của việc thay thế bột cá bằng RPM đối với tăng trưởng, khả năng kháng ôxy hóa và miễn dịch không đặc hiệu của TTCT.

 

Xây dựng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Khu công nghệ cao, Đại học Đại dương Quảng Đông, Trung Quốc với nguồn cung tôm giống từ Công ty Zhanjiang Hengxing South Marine Technology.

Tổng cộng 720 con TTCT giống (0,54 ± 0,01 g/con) được chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm vào các bể sợi thủy tinh thể tích 0,3 m³. Sáu nhóm nghiệm thức giàu nitơ và lipid gồm FM, R10, R20, R40, R60 và R80 lần lượt ứng với các tỷ lệ protein gạo 0, 10, 20, 40, 60 và 80%. Mỗi nhóm tôm được cho ăn 4 lần/ngày đến khi no trong khoảng thời gian 8 tuần. Lượng thức ăn tiêu thụ, nhiệt độ (28 – 310C) và độ mặn (25 – 30 ppt) được ghi lại hàng ngày. Thu thập mẫu để phân tích toàn bộ cơ thể tôm, máu và gan tụy.

 

Kết quả và thảo luận

RPM giàu năng lượng, protein cao với hàm lượng axit amin cao và hương vị thơm ngon. Theo nhóm nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng kể về tăng trọng (WG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giữa hai nhóm R10 và FM. Ở các nhóm R20, R40, R60 và R80, cả WG và tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) đều thấp hơn đáng kể so với nhóm FM. Về tác động của RPM lên thành phần cơ thể tôm, lượng protein thô (CP) ở các nhóm R40, R60, và R80 thấp hơn đáng kể nhóm FM. Độ ẩm (MS) ở nhóm R40 cao hơn đáng kể so với nhóm FM và không có sự khác biệt về lipid thô (CL) và tro thô (CA) giữa các nhóm nghiệm thức.

Hoạt tính của enzyme tiêu hóa phản ánh các đặc điểm sinh lý cơ bản nhất trong quá trình tiêu hóa của động vật và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng trong thức ăn. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, thay thế một phần nhỏ (10%) bột cá bằng RPM đã làm tăng hoạt động của các enzyme tiêu hóa khác nhau trong các hoạt động của TTCT. Nhiền nghiên cứu trước đây đã ghi nhận quá trình tiêu hóa protein gạo bằng enzyme sản sinh ra các peptide hương vị giúp tăng độ ngon miệng của thức ăn một cách hiệu quả. Do đó, thay thế một lượng nhỏ bột cá bằng RPM có thể cải thiện hoạt tính của enzyme tiêu hóa, giúp vật nuôi hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Từ nghiên cứu trên, có thể thấy protein gạo có tác dụng chống ôxy hóa nội sinh và giảm đáng kể kích ứng ôxy hóa gây hại cho cơ thể tôm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc thay thế lượng nhỏ bột cá (10 – 20%) bằng RPM đã làm tăng đáng kể hoạt động của một số enzyme quan trọng. Nhóm nghiên cứu cho rằng quá trình xử lý protein gạo có thể ảnh hưởng đến các đặc tính hóa lý, cấu trúc, độ hòa tan và khả năng thủy phân của chúng. Tuy nhiên, chỉ cần thay thế lượng nhỏ bột cá bằng RPM đã làm tăng đáng kể khả năng chống ôxy hóa của tôm.

Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định việc thay thế một lượng nhỏ bột cá bằng RPM trong chế độ ăn có tác dụng tăng cường chứ không biến đổi sự đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột của tôm. Ở cấp độ ngành, các nhóm vi khuẩn chính trong ruột tôm là Bacteroidetes và Proteobacteria với mật độ 80%. Bacteroidetes giúp vật chủ tiêu hóa protein, carbohydrate (đặc biệt là polysaccharide) và nhiều chất khác để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vi khuẩn này cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và vận chuyển đường, cung cấp năng lượng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi. Trong khi đó nhóm Proteobacteria gồm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho tôm.

Thay thế một lượng nhỏ (10 – 40%) bột cá bằng RPM đã làm tăng đáng kể sự phong phú của Bacteroidetes nhưng làm giảm lượng Proteobacteria. Ở cấp độ chi, mật độ Vibrio giảm đáng kể và sau đó tăng lên khi tăng tỷ lệ bột protein gạo. Do đó, thay thế lượng nhỏ bột cá (10 – 40%) bằng RPM có thể cải thiện thành phần sinh học trong ruột tôm.

>> Trong thử nghiệm thách thức với V. parahaemolyticus, nhóm nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ tử vong tích lũy của nhóm tôm thay thế 10% RPM thấp nhất. Còn ở tỷ lệ thay thế 60%, tỷ lệ tử vong tích lũy của tôm tăng đáng kể. Do đó, chỉ cần thay thế bột cá bằng một lượng RPM vừa phải có thể cải thiện đáng kể khả năng điều hòa miễn dịch và kháng bệnh của tôm.

Dũng Nguyên

Theo Shrimpnews

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập